Trung Quốc - Ấn Độ đua gươm, đấu giáo

Trung Quốc - Ấn Độ đua gươm, đấu giáo
TPO - Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.

Trung Quốc - Ấn Độ đua gươm, đấu giáo

> Hệ thống phòng thủ tên lửa: Ai ngồi trên lửa?

> Học giả Mỹ bày kế 'hạ' Trung Quốc

 

TPO - Trung Quốc và Ấn Độ đang đua nhau mua sắm vũ khí. Đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD. Con số phía Ấn Độ là 200 tỉ USD.

Theo trang TsRus.cn của Nga, châu Á đang trở thành miếng mồi béo bở được các nhà thầu quốc phòng Nga, Mỹ, châu Âu săn đón. Những cuộc xung đột có thể  xảy ra trong khu vực đã khiến các nước châu Á ráo riết nhập khẩu vũ khí, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Trung Quốc - Ấn Độ đua gươm, đấu giáo ảnh 1
 

Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nhiên Cơ quan nghiên cứu quốc phòng IHS Jane’s của Mỹ vẫn dự đoán, trong 8 năm tới, các nước châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng 35% ngân sách để mua sắm trang vị vũ khí với trị giá 501 tỉ USD. Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường quân sự có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, các nhà thầu quốc phòng châu Âu, Mỹ và Nga đều mong muốn chiếm thị lớn trong thị trường này.

Các chuyên gia cho biết, tình hình chính trị bất ổn ở châu Á – Thái Bình Dương và các cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra như Triều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ và Pakistan là những nguyên nhân quan trọng khiến nhu cầu về vũ khí không ngừng gia tăng. Những năm qua, các quốc gia này không những đều gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng, mà còn tập trung vào các chương trình phát triển vũ khí quân sự trang bị cho lực lượng quân sự nước mình.

Sự đầu tư của Trung Quốc và Ấn Độ cho trang bị vũ khí lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác. Theo dự báo của IHS Jane’s, đến năm 2021, ngân sách chi cho quốc phòng của Bắc Kinh sẽ lên tới 207 tỉ USD, biên độ tăng 64%. Còn ngân sách chi cho quốc phòng của Ấn Độ cũng lên tới 200 tỉ USD, biên độ tăng 54%. Hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đều mong muốn ngành công nghiệp quốc phòng nước mình có thể chế tạo ra các trang bị vũ khí tối tân nhằm đám ứng mọi ngu cầu của lực lượng vũ trang nước mình.

Trung Quốc và Ấn Độ đều coi mình là nhà lãnh đạo toàn cầu chứ không chỉ bó hẹp trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, từ lâu đây đã không còn là điều bí mật. Chính vì vậy so với các nước láng giềng khác ở châu Á – Thái Bình Dương, hai nước này đều mong muốn sức mạnh quốc phòng của mình có thể tiến gần với Mỹ. Ví dụ điển hình nhất là cả hai đều đang tích cực phát triển hàng không mẫu hạm, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, đồng thời thực thi kế hoạch quân sự không gian đầy tham vọng.

Trung Quốc - Ấn Độ đua gươm, đấu giáo ảnh 2
 

Các chuyên gia nhấn mạnh, trái ngược với việc các nước châu Á – Thái Bình Dương gia tăng ngân sách chi cho quốc phòng thì ngân sách chi cho quốc phòng của Mỹ và châu Âu lại duy trì ở mức thấp thậm chí sụt giảm. Chỉ riêng năm 2013, Washington có kế hoạch cắt giảm gần 28% ngân sách – khoảng 472 tỉ USD cho vũ khí. Châu Âu cũng đang đối mặt với tình hình tương tự. Chính vì thế, Đông Nam Á đã trở thành thị trường quan trọng có ý nghĩa chiến lược của ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu, và cạnh tranh khá gay gắt. Mỹ đã nới lỏng những hạn chế xuất khẩu  vũ khí, năm 2011, thậm chí Washington còn xóa tên một số công ty và tổ chức của ẤN Độ như Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) và Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) khỏi danh sách hạn chế xuất khẩu vũ khí.

Cùng với đó, người châu Âu cũng không chịu ngồi yên. Công ty hàng không Dassault Aviation của Pháp đã giành được hợp đồng bán 126 chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ với trị giá 12 tỉ USD cho Ấn Độ và đồng ý sẽ sản xuất máy bay trên đất Ấn Độ. Để giành được hợp đồng đấu thầu từ lực lượng không quân Hàn Quốc, công ty châu Âu (ECR) cũng đã đáp ứng điều kiện tương tự.

Người phụ trách của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ của Nga (CAST) cho biết: “Kết quả này là hoàn toàn có thể dự toán. Chúng ta luôn cố hữu cho rằng Ấn Độ sẽ mua hàng loạt vũ khí giá rẻ của Nga. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, GDP của Ấn Độ tăng trưởng với tốc độ khá cao 9%, người Ấn Độ có tiền và mong muốn mua được các trang bị vũ khí tiên tiến. Trong khi khoảng cách trong lĩnh vực trang bị vũ khí công nghệ cao giữa Nga và nước ngoài vẫn còn một khoảng cách nhất định, chính vì thế người Ấn Độ đang chuyển hướng sang các nhà cung cấp vũ khí của châu Âu và Mỹ”.

Nga đã để lỡ mất hợp đồng bán máy bay vận tải cho Ấn Độ. Vì loại máy bay mà Nga có thể cung cấp là IL-76, trong khi người Ấn Độ lại lựa chọn máy bay vận tải hạng khủng Super Hercules C-130J-30 của Mỹ. Ấn Độ đã phải trả 1 tỉ USD cho 6 chiếc máy bay này. Nếu mua IL-76, Ấn Độ sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn, chính vì thế 1 tỉ USD có thể coi là con số khổng lồ. Tuy nhiên, giá cả không phải là nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Ấn Độ. Chắc chắn Ấn Độ đã xem xét đến việc ngay từ năm 2005, Nga và Trung Quốc đã ký hợp đồng chuyển nhượng 40 chiếc máy bay vận tải IL-76, chính vì lẽ đó cuối cùng Ấn Độ mới lựa chọn máy bay vận tải hạng khủng Super Hercules C-130J-30.

Nga cam kết sẽ cung cấp lô máy bay vận tải với tổng trị giá 1 tỉ USD, tuy nhiên phía Nga chưa bao giờ có ý định chế tạo chúng. Trên thực tế, không có công ty hàng không nào của Nga sản xuất máy bay IL-76 theo lô. Có thể Nga hy vọng sẽ sử dụng số tiền mà Trung Quốc đã đặt cọc để dịch chuyển các thiết bị sản xuất IL-76 từ công ty sản xuất máy bay ở Tashkent (Uzbekistan) về  nhà máy sản xuất máy bay của mình ở Vononezh, sau đó lại chuyển đến Ulyanovsk. Tuy nhiên dường như kế hoạch này đã thất bại vì một số nguyên nhân nào đó.

Tuy nhiên, người phụ trách của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cho biết “tình hình không bi quan như vậy”, hiện tại lượng giao dịch với khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm trên 50% tổng lượng giao dịch của tập đoàn. Và vài năm trở lại đây, Nga đã phê chuẩn hình thức trả góp cho các hợp đồng xuất khẩu vũ khí trả góp với tổng trị giá 7 tỉ USD.  Nhờ áp dụng hình thức này, Nga đã ký kết được các hợp đồng mua bán vũ khí với Myanma, Malaysia, Indonesia, Srilanka và Việt Nam. Nga quyết tâm sẽ duy trì thị phần của mình ở thị trường Đông Nam Á và giữ vững vị thế nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới của mình. Năm 2012, Rosoboronexport đã ký kết được các hợp đồng với tổng trị giá 17,6 tỉ USD, tăng 150% so với năm 2011. Tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu vũ khí của tập đoàn này đã lên tới 37,4 tỉ USD, là một con số rất khả quan.

Huy Long
Theo Nhân dân Nhật báo

Theo Dịch
MỚI - NÓNG