Trọn một thập kỷ lưu giữ giá trị áo dài Việt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Áo dài đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách về tài chính, nhân sự, cơ chế để từng bước đi lên.

Ngày 19/1, Bảo tàng Áo dài tọa lạc tại TP. Thủ Đức, TPHCM tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014-2024), đánh dấu hành trình một thập kỷ gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của tà áo dài Việt Nam.

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2014, Bảo tàng Áo dài là nơi lưu giữ và vinh danh những câu chuyện về chiếc Áo dài Việt Nam suốt chiều dài lịch sử đất nước.

Bảo tàng không chỉ trưng bày những hiện vật, tư liệu quý về áo dài mà còn phát huy các giá trị cốt lõi của trang phục dân tộc vào đời sống thực tế, góp phần vào sự đa dạng văn minh với các nền văn hóa thế giới, đưa áo dài đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nước.

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Áo dài, cho biết trải qua 10 năm hình thành và phát triển, bảo tàng đã đương đầu và vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách về tài chính, nhân sự, cơ chế để từng bước đi lên.

 Trọn một thập kỷ lưu giữ giá trị áo dài Việt ảnh 1

Giám đốc Bảo tàng Áo dài Huỳnh Ngọc Vân. Ảnh: Ngô Tùng.

Theo bà Vân, những nỗ lực sưu tầm và trưng bày áo dài các thời kỳ lịch sử, áo dài các nhân vật có đóng góp cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước… đã là những viên đá đầu tiên tạo nên “nền móng” của Bảo tàng Áo dài.

Chia sẻ tại buổi lễ, ông Furudate Seiki, Phó Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM bày tỏ hân hoan khi nhìn thấy những nét tương đồng trong văn hóa hai nước Việt Nam – Nhật Bản nói chung và nét đẹp tà áo dài nói riêng.

Từ dấu mốc kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và hai nước đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2023, ông hy vọng năm nay và tới đây quan hệ giữa hai nước phát triển hơn nữa.

 Trọn một thập kỷ lưu giữ giá trị áo dài Việt ảnh 2

Dịp này, ông Furudate Seiki tặng bảo tàng chiếc áo dài kết hoa vải Tsumami.

Dự buổi lễ, Hoa hậu Hà Kiều Anh cho biết kể từ ngày đăng quang hoa hậu đến nay là tròn 32 năm và trong suốt chặng đường này, hoa hậu đều mặc áo dài mỗi lần tham dự các lễ hội trong và ngoài nước.

“Hầu như đi đâu cũng được mọi người nhận xét mình mặc áo dài rất hợp và mặc áo dài nhìn đẹp hơn mặc đồ khác. Bản thân Hà Kiều Anh nhận thấy rằng khi mặc áo dài mình cảm thấy mình nhẹ nhàng, tha thướt và hiền dịu hơn”, hoa hậu chia sẻ.

Người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam 1992 cũng khẳng định chiếc áo dài là niềm tự hào đối với mỗi người con gái Việt Nam bởi đây như bộ quốc phục để khi khoác lên mình đều cảm thấy tự hào để bày tỏ tất cả tình yêu đối với quê hương đất nước mình.

 Trọn một thập kỷ lưu giữ giá trị áo dài Việt ảnh 3

Hà Kiều Anh chia sẻ niềm tự hào mỗi khi khoác lên bộ áo dài truyền thống.

 Trọn một thập kỷ lưu giữ giá trị áo dài Việt ảnh 4

Hoa hậu Hà Kiều Anh trò chuyện cùng Phó Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM Furudate Seiki.

 Trọn một thập kỷ lưu giữ giá trị áo dài Việt ảnh 5

Các đại biểu khách mời tại buổi họp mặt nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng Áo dài. Ảnh: Ngô Tùng.

MỚI - NÓNG
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
'Mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước'
TPO - Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng hào hùng của Hà Nội và đất nước; trở thành biểu tượng của lòng yêu nước quả cảm, sức mạnh phi thường, mong muốn hoà bình và khát vọng cháy bỏng giành lại nền độc lập của nhân dân Việt Nam.