Trại cá tầm 100 tỷ đồng giữa lòng hồ thủy điện Sơn La
Trại cá giữa lòng hồ thủy điện Sơn La của ông Nguyễn Văn Khải hiện có 185 lồng, nuôi 20 loại cá tầm khác nhau.
Video trại cá tầm giữa lòng thủy điện Sơn La.
Trại cá tầm của ông Nguyễn Văn Khải (48 tuổi) nằm trong lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc xã Mường Trai, huyện Mường La (Sơn La). Năm 2012 khi thủy điện Sơn La đi vào hoạt động ông Khải bắt đầu nuôi cá tại đây, sau 7 năm, tổng kinh phí đầu tư vào trại cá này là hơn 100 tỷ đồng.
Nhân viên trại cá tầm quăng lưới thu hoạch. "Cá tầm chỉ sống được ở vùng có nước sạch nên tôi đã chọn vùng thượng nguồn sông Đà để nuôi vì ở đây xa dân cư, không có khu công nghiệp", ông Khải nói.
Đa phần cá giống được nhập khẩu từ Nga. Những năm gần đây Việt Nam bắt đầu nghiên cứu sản xuất giống cá tầm nhưng chưa đạt hiệu quả. Cá tầm ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi là thời kỳ khó nuôi nhất.
Cá được nuôi trong các lồng sắt quây lưới nổi; độ sâu lồng khoảng 6 m dưới mặt nước với ba loại kích thước là 36 m2, 113 m2 và 300 m2. Trại của ông Khải hiện có 185 lồng nuôi 20 loại cá tầm khác nhau.
Những con cá nuôi lâu năm có trọng lượng hơn 60 kg, hàng ngày kĩ sư và nhân viên trại cá tầm đi kiểm tra, chăm sóc từng con. "Với thời tiết ở Việt Nam, cá tầm hay bị sưng miệng do nắng nóng, loài cá này chỉ sống được ở nhiệt độ dưới 30 độ C. Ở Sơn La từ tháng 4 đến tháng 7 nhiệt độ cao nên năm nào tỉ lệ cá chết cũng lên tới 30%. Chúng tôi chấp nhận tỷ lệ đó vì ở nước ta ít nơi nào có điều kiện nuôi tốt hơn", ông Khải cho hay.
Ông Nguyễn Văn Khải cầm trên tay con cá tầm màu vàng. "Đây là giống biến đổi gen, một triệu con cá giống mới có một con, màu sắc của nó thay đổi theo màu nước. Trong 7 năm qua, cả trại mới có một con cá như thế này nên tôi nuôi để kỷ niệm không bán", ông Khải nói.
Cá tầm được nuôi bằng thức ăn công nghiệp phối trộn với cá mương, cá biển xay nhuyễn có hàm lượng đạm cao. Mỗi ngày nhân viên cho cá ăn hai lần vào sáng và tối.
Cá tầm nuôi 18 đến 30 tháng đạt trọng lượng từ 1,5 kg đến 7 kg thì bắt đầu được bán ra thị trường. Những con cá trên 30 kg chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng và được vận chuyển bằng xe lạnh. Trung bình mỗi ngày trại xuất khoảng 500 đến 700 kg cá; ngày cao điểm hơn 3.000 kg cá được bán ra thị trường Hòa Bình, Hà Nội...
Lồng cá tầm nhìn từ trên cao. Ông Khải dự định đến năm 2025, trại cá của ông sẽ có khoảng 2.000 lồng, phục vụ nhu cầu của tất cả các tỉnh miền Bắc và xuất khẩu ra nước ngoài.
Chiều 15/4, tại trụ sở Báo Tiền Phong (15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội) Ban tổ chức Giải Vô địch Quốc gia Marathon và Cự ly giải báo Tiền Phong lần thứ 62 năm 2021 trao giải thưởng vận động viên lứa tuổi 45 trở lên cự ly 21km.
TPO - Ngày 15/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an tỉnh TT-Huế cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Hồ Quang Hóa (SN 1973, trú tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền), nguyên Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh, về hành vi tham ô tài sản.
Sau khi xảy ra va chạm giao thông, Trần Nhật Minh (SN 1959) đã không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng, lại còn dùng tay đấm chảy máu mặt 2 chiến sĩ cảnh sát giao thông.
TPO - Giám đốc Bưu điện tỉnh Hưng Yên cho biết, người thu tiền làm căn cước công dân mà Tiền Phong phản ánh là nhân viên của Bưu điện Văn Giang. Số tiền thu chênh là tiền chuyển phát nhanh và chỉ được thu khi người dân có yêu cầu. Ông này cũng thừa nhận, cách làm tại Văn Giang là chưa công khai, rõ ràng với người dân.
TPO - Liên quan đến vụ việc "xẻ thịt" cho thuê đất công trái phép ở Đắk Lắk, 2/4 đơn vị có đất và tài sản công cho thuê đã có thông tin phản hồi đến báo Tiền Phong.
TP - Nhiều người dân tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên đi làm căn cước công dân gắn chíp bị thu phí chênh lên nhiều lần so với quy định và không ghi phiếu thu đưa lại cho người dân. Công an địa phương lý giải số tiền chênh là tiền chuyển phát nhanh để chuyển trả thẻ căn cước.
TPO - Nhiều người dân tại xã Mễ Sở (huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) đi làm căn cước công dân gắn chip bị thu phí chênh lên nhiều lần so với quy định và không có phiếu thu.
TP - Hơn 529 ha đất khu Bến Trám, thuộc huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương do Bộ chỉ huy quân sự (BCHQS) tỉnh Bình Dương quản lý bị chia nhỏ và cho thuê trái quy định. Một biệt thự với tường rào bao quanh kiên cố đã mọc lên trên phần đất bị xẻ thịt cho thuê này.
TPO - Sau 1 tháng 8 ngày không nhận được phản hồi của địa phương về việc xây nhà cho người nghèo sau khi chuyển tiền hỗ trợ, ông Đoàn Ngọc Hải đã viết thư đòi lại 106 triệu đồng.
TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu lãnh đạo huyện Nam Trà My làm rõ, nếu sai thì xin lỗi và nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, còn không vi phạm cam kết thì xin ý kiến bà con để trả lại, không chấp nhận việc lợi dụng hoạt động từ thiện để xây dựng hình ảnh cá nhân.
TPO - Trên tuyến đường Đồng Bông, gần đường đua F1 (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm) xuất hiện bãi rác tự phát khổng lồ “ngập ngụa” mùi hôi thối với đủ chủng loại từ bao bì, chai lọ đến rác thải sinh hoạt, phế phẩm đồ gia dụng, vật liệu xây dựng,…gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
TP - Đại lý bưu điện Đại Kim, lô số 14, đường Nguyễn Cảnh Dị, phường Định Công, quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đóng cửa đột ngột khiến khách hàng lo lắng vì đại lý này đang giữ hàng trăm triệu đồng từ dịch vụ COD (Cash On Delivery - dịch vụ giao hàng thu tiền hộ).