Tiến tới kỷ niệm 55 năm Tiền phong ra số báo đầu tiên (16/11/1953 - 16/11/2008):

Tiền phong cần có nhiều đột phá về nội dung

Tiền phong cần có nhiều đột phá về nội dung
TP- Tôi là một người hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và là bạn đọc rất yêu quý báo Tiền phong. Hơn 30 năm theo dõi báo Tiền phong, tôi thấy đây là một tờ báo đã làm được đúng nghĩa với hai chữ “Tiền Phong”.

Là tờ báo Đoàn nhưng đã dám nói thẳng nói thật với nhiều vấn đề trong nhiều lĩnh vực. Tờ báo đã lấy góc nhìn của thanh niên để phản ánh mọi mặt đời sống xã hội của đất nước đang trên con đường phát triển.

Bên cạnh đó, ngoài tính thời sự nóng hổi, Tiền phong còn phát hiện được nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Tờ báo đã lôi cuốn được độc giả, nhất  là tầng lớp thanh thiếu niên.

Để tờ báo phát triển mạnh hơn, tôi xin đóng góp một số ý kiến sau: Tiền phong  phát hiện được nhiều vấn đề  nổi cộm của xã hội, tuy nhiên còn chưa có nhiều những đề xuất giải quyết vấn đề đối với những vụ việc, sự kiện mà báo đã  đưa ra. Nó cũng giống như nhiều tờ báo khác hiện nay, nêu sự việc ra nhưng vấn đề chưa được giải quyết triệt để.

Theo tôi, khi đã nêu vấn đề thì nên đấu tranh làm  sao cho vấn đề đó được giải quyết một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Tiền phong lâu nay phản ánh, phê phán nhiều tệ nạn xã hội, nhưng giải pháp để giúp cho thanh niên thoát khỏi những tệ nạn xã hội đó thì đề xuất chưa được nhiều.

Mặt khác, Tiền phong luôn dành hầu hết sự tập trung cho nội dung, không chú trọng nhiều vào hình thức, vào quảng cáo, hay nói cách khác là chưa thực sự tiếp cận “cơ chế thị trường”. Tiền phong nên đẩy mạnh thêm về lĩnh vực quảng cáo. 

Tôi rất mong Tiền phong không chỉ là người bạn của thế hệ trẻ mà là một tờ báo của mọi người. Để làm được như thế, tờ báo cần có nhiều đột phá về nội dung và gợi mở những phương án giải quyết tích cực.

Văn Hoành 
(Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nghệ An
Số 76, Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh, Nghệ An)

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.