Adidas Sambas từng được ca ngợi là đôi giày yêu thích của Rihanna, Harry Styles, Kaia Gerber, Bella Hadid, Paul Mescal… Giờ đây loại giầy thể thao này lại làm dấy lên làn sóng tranh cãi.
Trong một video trên Instagram được đăng cuối tuần qua, lời giải thích của Thủ tướng Sunak về các chính sách chăm sóc trẻ em và thuế mới nhất của chính phủ bảo thủ của ông đã bị lu mờ bởi đôi giày ông đang đi.
Nhà báo Anh Michael Hogan nhận định: “Một nỗ lực khác để tỏ ra dễ chịu đã phản tác dụng. Trong nỗ lực thể hiện mình là người trẻ trung, sành điệu…, ông Sunak đã đi một đôi giày sneaker cực ngầu và phá hỏng nó”.
Phản ứng của công chúng Anh khác xa trường hợp một nhà lãnh đạo chính trị khác nhận được sau khi bị phát hiện đi một đôi giày thể thao.
Vào mùa hè năm 2019, người ta nhìn thấy cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tại một sự kiện của Quỹ Obama ở Kuala Lumpur, Malaysia, đi đôi giày Stan Smith mới nguyên hộp. Cộng đồng mạng đã phản ứng sôi nổi, gọi vẻ ngoài này là trang nhã, vui tươi và hợp lý.
Và khi Kamala Harris bắt đầu bước vào chiến dịch tranh cử năm 2020 với nhiều loại giày thể thao Converse (Chuck Taylors bằng cả da và vải, All Stars và thậm chí cả những chiếc áo cao cổ có gắn huy hiệu), bà được ca ngợi vì đã dũng cảm lật đổ các quy tắc về trang phục chính trị.
Đoạn video quay cảnh Thủ tướng Anh Rishi Sunak đi giày Adidas Samba đã gây sóng gió online. Ảnh: Rishisunakmp/Instagram. |
Người này bị chỉ trích, người kia được khen ngợi
Vậy tại sao đôi giày Adidas Sambas của Thủ tướng Sunak lại không được hoan nghênh? Quan trọng nhất là bối cảnh.
Ông Obama là người ăn mặc bảo thủ trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, phù hợp với những bộ vest truyền thống được các đời tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Ronald Reagan yêu thích. Ông Obama nổi tiếng với những bộ vest trơn màu tối và những đôi giày có dây buộc phù hợp với công sở.
Trên thực tế, kỷ nguyên giày thể thao của ông Obama chỉ bắt đầu nhiều năm sau khi ông rời Phòng Bầu dục.
Khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đi đôi giày thể thao Stan Smiths tại một sự kiện ở Kuala Lumpur vào năm 2019, phong cách giản dị của ông được khen ngợi là hợp xu hướng và mới mẻ. Ảnh: Getty Images. |
Tương tự, Phó Tổng thống Harris đã cẩn thận chỉ mang giày Chucks của mình vào những dịp cụ thể - khi đi du lịch hoặc trên đường mòn, nhưng thường là không bao giờ khi bà ở Nhà Trắng. Công chúng mong chờ chính khách duy trì ý thức tôn trọng quy định về trang phục và tính chuyên nghiệp.
Mùa hè năm ngoái, khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc bấy giờ là Kevin McCarthy và đại diện lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries được chụp ảnh trong Phòng Bầu dục với đôi giày thể thao kết hợp váy (giày brogues phía trên có đế cao su, hoặc đôi khi chỉ là giày tập thể dục bằng da), phản hồi cũng tương tự như sự chỉ trích do Thủ tướng Sunak gây ra.
Trong khi nhiều chính trị gia quan tâm đến việc quảng cáo bộ sưu tập giày thể thao của họ, Donald Trump lại là cựu tổng thống đầu tiên tận dụng xu hướng đang lên này.
Vào tháng 2, một ngày sau khi bị thẩm phán yêu cầu trả gần 355 triệu USD trong phiên tòa xét xử gian lận dân sự ở New York, ông Trump đã tung ra dòng sản phẩm giày thể thao tại Sneaker Con ở Philadelphia. Thiết kế chính là một đôi giày cao cổ màu vàng có đế màu trắng và đỏ, cờ Mỹ và chữ “T” dập nổi ở sườn ngoài. Được gọi là “Đừng bao giờ bỏ cuộc sneaker cao cấp”, loại giày thể thao này được bán với giá 399 USD.
Bà Kamala Harris đi giày thể thao truyền thống. Ảnh: AP. |
Có lẽ sự chỉ trích Thủ tướng Sunak đi giày thể thao không hoàn toàn là vì không thể tưởng tượng được rằng Thủ tướng giàu có nhất trong lịch sử nước Anh lại đi một đôi giày tương đối khiêm tốn (trị giá 100 USD). Thay vào đó, đôi giày liên quan nhiều hơn đến thời điểm (trả lời phỏng vấn về vấn đề chính trị, chính sách), địa điểm ông mang chúng.
Ngay cả những tín đồ sneaker nhiệt thành nhất cũng biết rằng cần phải có thời điểm và địa điểm dành cho giày đế cao su, và công chúng Anh không đồng tình với việc chúng xuất hiện trước máy quay ở số 10 Phố Downing (Văn phòng Thủ tướng).