Thảo luận 9 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tại hội thảo, 350 đại biểu, chuyên gia sẽ góp ý cho Dự thảo Luật Thủ đô với 9 nhóm chính sách lớn. Ví như chính sách về Tổ chức chính quyền Thủ đô; thu hút, sử dụng nguồn lực chất lượng cao; nâng cao năng lực tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô…

Ngày 28/7, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp Hà Nội và Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin về Hội thảo khoa học “Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi)”.

Theo Ban Tổ chức, hội thảo sẽ được tổ chức sáng 1/8 tại trường Đại học Luật Hà Nội với sự tham dự của 350 đại biểu.

Thảo luận 9 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi ảnh 1
TS. Chu Mạnh Hùng, Chủ Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội trả lời tại họp báo

Tại Hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung tham luận, góp ý cụ thể vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 9 nhóm chính sách lớn, gồm: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Thu hút, sử dụng nguồn lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Nâng cao năng lực tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô, Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Quản lý sử dụng đất đai; Đào tạo giáo dục Thủ đô và Phát triển văn hóa; Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; Liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

Thảo luận 9 nhóm vấn đề lớn trong dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi ảnh 2

Toàn cảnh buổi họp báo sáng ngày 28/7

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mong muốn, các cơ quan báo chí tuyên truyền về sức lan tỏa, tác động của Luật Thủ đô (sửa đổi) tới mọi mặt đời sống nhân dân. Đồng thời, khẳng định việc xây dựng và ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ sở pháp lý quan trọng, mang tính đột phá cho việc triển khai nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.

Được biết, hội thảo này được các chuyên gia đặc biệt quan tâm và sẽ có nhiều tham luận góp ý. Ví như, với nhóm nội dung về công tác đào tạo giáo dục Thủ đô, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút hút trọng dụng nhân tài hiện đã có 6 tham luận rất chất lượng được các chuyên gia, nhà khoa học gửi tới Ban Tổ chức.

MỚI - NÓNG