Tàu chiến Đức lên đường đến Biển Đông

0:00 / 0:00
0:00
Tàu khu trục Bayern của Đức lên đường từ ngày 2/8 và dự kiến tháng 12 sẽ đến Biển Đông. (Ảnh: DW)
Tàu khu trục Bayern của Đức lên đường từ ngày 2/8 và dự kiến tháng 12 sẽ đến Biển Đông. (Ảnh: DW)
TPO - Ngày 2/8, Đức đưa một tàu chiến lên đường đến Biển Đông, lần đầu tiên trong gần 2 thập kỷ, để cùng các quốc gia phương Tây khác mở rộng hiện diện quân sự ở khu vực nhằm bác bỏ các yêu sách phi lý của Trung Quốc.

Giới chức ở Berlin khẳng định hải quân Đức sẽ đi theo các tuyến thương mại thông thường. Tàu khu trục của họ dự kiến sẽ không đi qua eo biển Đài Loan như các tàu Mỹ thường làm.

Tuy nhiên, Berlin khẳng định rõ ràng rằng chuyến đi của con tàu là để nhấn mạnh thực tế rằng Đức không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc ở vùng biển rất quan trọng đối với thương mại quốc tế.

Đức đang cố giữ cân bằng giữa các lợi ích an ninh và kinh tế khi Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Berlin. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc góp phần đáng kể vào việc giảm nhẹ tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer vừa thăm cảng Wilhelmshaven để tiễn tàu khu trục Bayern thực hiện chuyến đi dài 7 tháng để đến Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, Reuters đưa tin.

Con tàu dự kiến sẽ đi qua Biển Đông vào giữa tháng 12, trở thành tàu chiến đầu tiên của Đức đi qua vùng biển này kể từ năm 2002.

“Chúng tôi muốn những luật hiện tại được tôn trọng, các tuyến hàng hải được tự do đi lại, những xã hội cởi mở được bảo vệ và thương mại tuân thủ các quy tắc công bằng”, Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer nói.

Ngoài Mỹ, các quốc gia khác gồm Anh, Pháp, Nhật, Úc và New Zealand cũng đang mở rộng hoạt động ở Thái Bình Dương để cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.

Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.