TP - Theo PGS. TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu- Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ GD&ĐT nhiều người ấm ức vì sao, họ dạy tốt, học sinh khắp nơi đua nhau xin học (sự thật là phải nhờ ghê lắm mới vào được lớp học thêm) thế mà phải “xin phép”. Dạy thêm chân chính, phải lao động toàn phần, thế mà lại phải “mấy % cho trung tâm”.
TP - Nhạc sĩ Văn Cao được ca tụng như bậc thiên tài của nền nghệ thuật nước nhà, nhờ khối tài sản đồ sộ mà ông để lại ở các lĩnh vực âm nhạc, thơ, hội họa. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao, không chỉ những di sản về nghệ thuật, mà bóng dáng của ông trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè trong giới cũng được kể lại khiến hậu thế phải suy ngẫm.
TPO - Từng theo học chuyên ngành Kinh tế Quốc tế của Học viện Ngoại giao, thế nhưng Vũ Ngọc Ngân Giang (sinh năm 2001) lại có niềm yêu thích đặc biệt với văn thơ. Cô gái gốc Nam Định được biết đến qua những dòng thơ vừa gần gũi, vừa bắt trend trên kênh TikTok “Cừu văn vở” với gần 200K người theo dõi cùng nhiều clip triệu view.
Mộng Tuyền, cô sinh viên năm thứ ba ngành Văn học, là chủ nhân của fanpage về thơ với hơn 320.000 lượt theo dõi và trở thành tác giả xuất bản sách khi còn rất trẻ.
TPO - Tác phẩm của Lưu Quang Vũ không chỉ bền bỉ với thời gian bởi những giá trị vươn thời, mà còn là sợi dây kết nối sự đồng điệu giữa nhiều thế hệ, cũng như truyền cảm hứng sáng tạo đến công chúng, đặc biệt là những bạn trẻ sôi nổi và đầy sáng tạo ngày nay.
TPO - Sau khi phát hành cuốn thơ sử Việt Nam Lịch sử thú vị hơn em tưởng, tác giả Đỗ Cao Sang vừa tiếp tục cho ra mắt cuốn Bên bờ nước, tập hợp nhiều bài thơ được anh sáng tác trong vòng 6 năm trở lại đây. Bên bờ nước được xuất bản bởi Nhà Xuất bản Hội nhà văn Việt Nam.
TP - Ngày 23/11/2021, UNESCO và các nước thành viên đã thông qua nghị quyết cùng tôn vinh hai danh nhân Việt Nam, quyết nghị vào năm 2022 sẽ cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh của danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822- 2022) và 250 năm ngày sinh (1772 - 2022), 200 năm ngày mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
TP - Cho đến khi bài thơ được đưa vào sách Ngữ văn lớp 6 thì “gạch đá” bỗng đâu dội xuống rào rào: Bài thơ dở; kém nghệ thuật, chẳng vần điệu; không xứng đưa vào sách giáo khoa…
TPO - “… Đần độn yêu/Không sớm không chiều/Chỉ có thời gian miệt mài loang trên giấy ướt…”. Bài thơ Nguyễn Vĩnh Tiến mới khoe trên mạng xã hội. Trước đó, thi sĩ, nhạc sĩ khoe một bài hát có nhan đề gây “sốc”: “Thèm yêu quá, thèm được yêu quá”. Có gì xảy ra với người đàn ông độc thân đa tài?
TPO - Hà Hương Sơn, sinh viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội, vừa xuất bản cùng lúc một cuốn tiểu thuyết (15 Năm) và một tập thơ (Cuộc hành hương của giấc mơ). Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam có cuộc trò chuyện với nhân vật sinh viên đặc biệt này.
TP - Dù không/chưa ai đứng ra xếp hạng, nhưng tôi vẫn tin rằng Diệu tâm ca với 12.336 câu lục bát của du sĩ Tâm Nhiên đã ghi kỷ lục về trường độ của một thi tập. Vậy, trong khu rừng thiền ngôn ngữ diễn ca về cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni ấy, có gì?
TP - Tôi mang cuốn thơ “Em là nơi anh tị nạn” của Trương Đăng Dung (NXB Văn học, 2020) vào phòng hồi sức cấp cứu bệnh viện tranh thủ đọc lúc chăm sóc người nhà. Người đã hôn mê nhiều ngày, không biết sẽ đi đêm nay hay sáng mai. Đi đâu? Mỗi chúng ta đều sẽ đến lúc ấy. Sẽ đi đâu?
TPO - Lắng nghe bài thơ nói về Quảng Nam của Hoài Linh trong đêm nhạc trực tuyến hướng về miền Trung giữa đại dịch COVID-19, nhiều khán giả không khỏi rưng rưng, trực trào rơi nước mắt.
TPO - “Những ngày không quên” tập 1 lên sóng 21h tối 6/4 trên VTV1. Ông bố quốc dân (NSND Trung Anh) bị cô Xuyến năn nỉ, khóc lóc nhờ mua hàng giải cứu vì siêu thị của cô lỡ tích trữ đồ quá nhiều.
TPO - “Những ngày không quên” tập 1 lên sóng 21h tối 6/4 trên VTV1. Ông Bá trưởng thôn (Quang Tèo) tích cực tuyên truyền về phòng chống dịch với những câu nhắc nhở vần điệu “xịt tay bằng cồn”. Ông bố quốc dân (NSND Trung Anh) lo tích trữ lương thực thực phẩm.
TP - Lực lượng làm thơ, số lượng sách thơ, những lễ ra mắt thơ… chưa bao giờ rôm rả như bây giờ. Cũng chưa bao giờ người ta dễ dãi khen thơ nhau như bây giờ. Người được khen hân hoan cứ tưởng mình tài thật, người viết /nói lời khen cũng không ngượng vì sự dối lương tâm. Làng thi ca Việt rộn ràng những tiếng vỗ tay bởi quá nhiều lí do khác nhau, trong đó không thiếu những lí do “tế nhị”.
TPO - Đó là lời nói vui của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khi được hỏi về chuyện làm thơ và xuất bản thơ của mình. Trong buổi giới thiệu cuốn sách mới của mình, đã có bạn đọc hỏi vì sao trong các cuốn sách của nhà văn lại hay có thơ?
TP - Đinh Hoàng Anh là một thi sĩ thật hiếm hoi hiện thời, khi mỗi dòng thơ của chị đều giúp ta chạm vào nỗi hoan ca thật dịu dàng, và lạ lùng. Nó khiến hơi thở ta trở nên nhẹ bẫng, thấy lồng ngực mở rộng đón nhận biết bao trăng sao, cây cỏ, mùa màng và những dòng nước chảy…
TPO - Theo thông báo của Ban chấp hành (BCH) Hội Nhà văn TPHCM vừa cho biết thì Hội vừa chấp thuận cho nhà thơ Phan Hoàng được từ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Thơ và rút khỏi rút khỏi Hội đồng Thơ.
TPO - Gặp Nguyễn Phong Việt tại Hà Nội trong buổi ký tặng sách ngày 16/12, anh khoe đang tái bản tập thơ “Sao phải đau đến như vậy”, dù đợt đầu in 5.000 cuốn.
TP - Năm 2008, tôi được gia đình cố thi sỹ Trần Dần tặng cuốn “Trần Dần - thơ”, dày gần 500 trang do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành. Lúc đó, báo Tiền Phong đã giới thiệu một chùm thơ của ông.
TP - Không ai muốn quay về thời nghèo khổ. Nhưng sao tôi vẫn thèm sống lại thời Hà Nội sau chiến tranh ấy. Lại đạp xe cả đêm. Lại cuốc bộ nửa ngày. Trong túi không tiền, trên đầu không mái ấm, vẫn sống ung dung. Vì có bạn bè.
TP - Sau tháng tư năm 75, giáo sư Tung hoàn toàn cô độc, cô lập với xung quanh. Trong căn hộ nhỏ nơi góc phố, từ vài mươi năm qua, mỗi tháng ông nhận được trăm rưỡi đô do thằng Cả ở Bỉ gửi về. Tạm gọi là qua ngày đoạn tháng.
TPO - Khoảng 2 năm nay, con ngõ nhỏ thuộc khu dân cư 14 trên phố Võng Thị (phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) người dân đã không còn vứt rác bừa bãi nhờ những vần thơ khuyên vứt rác đúng chỗ, bảo vệ môi trường.
TPO - Được sáng tác trong vòng hai năm gần đây, “Nỗi nhớ không may tìm đến” của Nguyễn Bảo Giang tròn trịa với 68 bài thơ (chủ yếu là thơ lục bát) nhận được nhiều lời khen ngợi.