TPO - Đại diện nhà phát hành phim "Tình yêu 199 - Muốn mãi mãi yêu" khẳng định ngay khi có thông tin về việc phim có khả năng xuất hiện hình ảnh đường lưỡi bò, đơn vị này nhanh chóng gỡ phim và ngừng hợp tác, mua phim với phía Trung Quốc.
TPO - Ông Hà Văn Siêu - Phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - cho biết Việt Nam Expo in Hollywood là chương trình xúc tiến du lịch thông qua điện ảnh tại Hoa Kỳ. Đây sẽ là điểm nhấn của hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam năm 2024. Theo đó chương trình dự kiến cần 10 tỷ đồng cho một ngày quảng bá, xúc tiến.
TPO - Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết trong thời gian qua, Bộ đã phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý phim vi phạm pháp luật, phim có nội dung, hình ảnh đường lưỡi bò phi pháp, ảnh hưởng đến an ninh văn hóa, chủ quyền quốc gia Việt Nam.
TPO - “Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong đó có Netflix, đầu tư, kinh doanh, tạo ra những sản phẩm độc đáo và có giá trị, đáp ứng yêu cầu của khán giả, nhu cầu thị trường Việt Nam”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nói.
TP - Góp ý cho Nghị định, thông tư triển khai Luật Điện ảnh (sửa đổi), nhiều đại biểu tiếp tục tranh luận xung quanh quy định phổ biến phim trên không gian mạng, nguồn đóng góp cho Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh.
TPO - Chiều 15/6, với 90,16% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023.
TP - Ngày 29/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi. Nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau tiếp tục được cho ý kiến tại phiên thảo luận.
TPO - "Nếu chúng ta không nắm kịch bản tổng thể mà chỉ nắm phân khúc ở Việt Nam, thì sau này liên quan vấn đề an ninh chính trị, quốc phòng, an ninh, ai sẽ chịu trách nhiệm?”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Văn Hùng báo cáo giải trình.
TPO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, với xu thế hiện nay thì việc “tiền kiểm” đối với phim phổ biến trên không gian mạng là bất khả thi, và cần phải chuyển sang “hậu kiểm”. Nhưng dù hậu kiểm cũng phải đưa ra cơ chế để phát hiện, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm.
TP - Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, nhiều chế định còn khá mơ hồ, có thể trở thành vòng kiềm toả sự sáng tạo của người làm phim. Chiều 28/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).
TP - Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Cho ý kiến tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Lê Thu Hà (đoàn Lào Cai) cho rằng, phải thay đổi cơ chế kiểm duyệt phim mang tính đột phá. "Nhiều bộ phim có giá trị bị cấm, không thể công chiếu được, gây đáng tiếc với người làm phim nói riêng và nền điện ảnh nói chung", đại biểu Hà bày tỏ.
TPO - “Họ rất chú ý vào các thị hiếu, kể cả thị hiếu tầm thường của người xem. Do đó những phim này, yếu tố kích động bạo lực, yếu tố tiêu cực là rất nhiều, hay khoét vào các chuyện như tình, tiền, tù, tội…”, đại biểu Nguyễn Xuân Thắng nêu.
TP - Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi nóng trở lại sau phát ngôn gây xôn xao của một đại biểu Quốc hội. Câu chuyện tiền kiểm hay hậu kiểm trong duyệt phim trên không gian mạng vẫn gây tranh luận trái chiều.
TPO - Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đây là các “sản phẩm đầu tay” của Quốc hội khoá mới, nên cần tập trung trí tuệ, tích cực hơn nữa để đảm bảo “đầu xuôi, đuôi lọt”.
TP - Sáng 1/12, tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Điện ảnh khu vực phía Bắc, các nhà quản lý và những người làm điện ảnh tập trung vào các tồn tại trong quá trình thi hành Luật Điện ảnh, hướng tới sửa đổi bổ sung luật này.