TP - Ngược dòng nước, hơn 30 hộ dân miền Tây Nam bộ rời quê hương mang theo giấc mộng về một cuộc sống đầy đủ đến lòng hồ thủy điện Sê San 4 (Kon Tum) mưu sinh. Sau hơn 10 năm, cuộc sống của họ đã dần ổn định. Từ một làng chài nhỏ ở vùng biên, nay trở thành một địa điểm du lịch nghỉ dưỡng được khách thập phương biết đến.
TPO - Ngọn hải đăng Hòn Lớn thuộc đảo Bích Đầm, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa không chỉ được ví như “mắt biển” mà còn sở hữu vẻ đẹp nên thơ giữa mây trời, biển nước. Nhiều du khách đã không ngại đường xa đến đây để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
TPO - Ngày 9/1, tàu 624 thuộc Hải đoàn 129 (Quân chủng Hải quân) chở đoàn công tác xuất phát đi chúc Tết và nắm tình hình các âu tàu, làng chài tại quần đảo Trường Sa. Qua đó kịp thời động viên, khích lệ các lực lượng khắc phục khó khăn, yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
TP - Vậy là hơn 10 năm, kể từ ngày bà con rời ngôi làng bé nhỏ dưới chân đèo Hải Vân vào sống trong khu nhà liền kề tại phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Ngày đi, những giọt nước mắt ngắn dài khắc khoải nhớ thương từng mái ngói mảnh vườn. “Vào trong ấy biết sống kiểu răng, mần chi ăn chớ? Ai cũng hỏi rứa cả. Bây chừ thấy tụi nhỏ sáng ra tung tăng đi học, thanh niên đi làm, nhà cửa đường sá đèn điện sáng trưng. Mừng lắm”, ông Ái trải lòng.
TP - Trước nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới ở di sản vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) bị xóa sổ, nhiều doanh nghiệp tâm huyết tỏ ý muốn tự bỏ tiền ra phục dựng làng chài để níu giữ những nét văn hóa độc đáo có từ hàng nghìn năm.
Nắng chiếu xuống mái tôn quanh con thuyền, hơi nóng, mùi hôi nồng từ sông bốc lên khiến không gian trên thuyền trở nên ngột ngạt. Nhiều người dân làng chài dù sắm quạt nhưng không dám bật để dùng.
TPO - Sinh sống trên thuyền bằng nghề chài lưới, những mảnh đời ở làng vạn chài ven sông Vinh sắp phải rời xa chốn mưu sinh bao năm nay bởi nơi họ ở chuẩn bị thực hiện dự án nghìn tỷ cải tạo bờ sông.
TPO - Ngay sau khi bão số 4 (bão Noru) không còn khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam, ngư dân các tỉnh miền Trung lập tức xuống thuyền, gia cố lại ngư cụ để sẵn sàng vươn khơi khi cơ quan chức năng cho phép.
TPO - Triển lãm Văn hóa nghệ thuật “Lênh Đênh” do nhóm Đà Nẵng tui với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh (British Council) vừa chính thức ra mắt công chúng sáng ngày 19/2.
TP - Người dân làng chài Văn Đức nhiều đời vất vả vì cuộc mưu sinh với phận gạo chợ, nước sông. Nghề chài lưới bây giờ ngày mỗi khó, họ mong có một ngày được lên bờ định cư.
TP - Đêm ở làng chài Văn Đức tĩnh mịch. Vài chiếc thuyền, nhà nổi với nguồn sáng mờ mờ trong bốn bề gió thổi. Bên kia sông là trung tâm Hà Nội, trong chan hòa sắc, màu, ánh sáng lung linh.
TPO - 150 suất quà được chở trên 20 chiếc xuồng hơi thuộc Đội phản ứng nhanh PVC đã trao Túi an sinh tận tay đến cho bà con nghèo ở làng chài ven sông Hồng.
TPO - Nhà hàng hải sản Làng Chài - Bến cảng Cầu Đá - Nha Trang 3 (đường Tô Hiệu, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) đã bị UBND TP Nha Trang xử phạt hành chính vì hành vi niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
TPO - Lúc 8 giờ sáng nay (28/10), sóng biển liên tục ập vào làng chài An Cường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Trực tiếp có mặt tại hiện trường, phóng viên ghi nhận nhiều gia đình lâm cảnh mất nhà vì nước biển ùa vào tận trong sân, hè, có ngôi nhà bị đánh bay mất một phần.
TPO - Leonardo DiCaprio khen vịnh Lan Hạ của Việt Nam trông giống như “thiên đường”. Tuy nhiên, tài tử “Titanic” không khỏi lo ngại cảnh đẹp ở đây bị đe dọa bởi nước bẩn, rác thải và biến đổi khí hậu.
Không trả nợ "tín dụng đen" đúng hạn, nhóm côn đồ đến nhà hăm dọa khiến nhiều ngư dân xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi) khốn khổ. Nhiều người lo sợ bị giết phải bỏ quê đi trốn nợ.
TPO - Thức khuya, dậy sớm là công việc thường nhật của ngư dân vùng biển. Họ vượt sóng lớn, lênh đênh trên biển cả “liều mạng” đánh cuộc số phận với thiên nhiên, trong khi người thân ở nhà chẳng yên giấc vì lo lắng. Nhọc nhằn là vậy, thế nhưng khi ai đó hỏi tại sao chọn nghề biển, ngư dân đồng thanh rằng đi biển để giữ làng, giữ nước nên “bỏ mạng” cũng xứng đáng.
TP - Nay đây mai đó, từ bao đời ngư dân các làng chài trên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) xem Tết Nguyên Đán là Tết duy nhất trong năm. Đối với họ, Tết là lúc được thảnh thơi, là lúc được gác mái chèo, dừng tay lưới để nhìn lại 1 năm sóng gió, lênh đênh đời du thủy.
TP - Xóm nghèo ven biển An Bàng (phường Cẩm An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) xưa kia giờ đã trở nên sầm uất nhờ du lịch. Và ít ai biết được người có công lớn phát triển du lịch ở đây, làm thay đổi cuộc sống người dân làng chài lại là một chàng trai mới tốt nghiệp cấp 3.
TPO - Ngày13/4, tại Đền tưởng niệm vụ thảm sát làng chài Mỹ Thủy ở xã biển Hải An (Hải Lăng, Quảng Trị) diễn ra lễ tưởng niệm 70 năm ngày 526 thường dân ở đây bị thực dân Pháp thảm sát.
TP - Không phải vợ nhặt trong tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Kim Lân, mà câu chuyện anh Tài (40 tuổi) “nhặt vợ” là chị Tám (50 tuổi) tại khu vực bến Cầu Cảng thuộc xã Hưng Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TPHCM khiến ai từng nghe qua đều không khỏi chạnh lòng. Ba ngày đêm theo chân họ ra khơi, được nghe họ kể về cuộc đời mình tưởng chừng câu chuyện đó chỉ xuất hiện trong phim ảnh.
TP - Chỉ với những chiếc ghe nhỏ với đoàn ngư dân tay không, làng Bãi Xép suốt 10 năm qua đã cứu sống gần 50 thủy thủ trên 5 con tàu hàng khổng lồ sắp bị sóng nuốt chửng. Giằng co với tử thần, họ trao lại cho bằng ấy con người cơ hội sống thứ hai.
TP - Gặp lại chúng tôi sau hơn 1 năm xảy ra sự cố môi trường biển, Bí thư Đảng ủy xã Ngư Thủy Nam, ông Nguyễn Phương Lâm hồ hởi: “Thông báo chú mừng, chúng tôi đã kéo được tỉ lệ hộ nghèo về gần với trước thời điểm xảy ra sự cố môi trường biển, đặc biệt xã còn đạt thêm 2 tiêu chí nông thôn mới. Không chỉ thoát được bế tắc mà Ngư Thủy Nam đang khởi sắc từng ngày. Nhiều con em tha hương nay lại trở về”.
TP - Giờ tuổi già sức yếu nên ông không thể ôm nổi vô lăng điều khiển con tàu chẻ từng đợt sóng vươn khơi như cách đây vài năm. Nhưng khi ai đó vô tình hay hữu ý nhắc đến nghề biển là mắt ông chợt sáng lên... Ông là Bùi Đình Sành (65 tuổi, trú khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị) có thâm niên ngót 50 năm gắn bó đời mình với biển khơi.
TP - Không còn hình ảnh nhiều làng biển bãi ngang im lìm, vắng lặng với những chiếc thuyền nan, thuyền thúng nằm sấp ngửa trên bãi cát nhấp nhô, ảo mờ dưới cơn mưa chiều liêu xiêu… trong những ngày ô nhiễm môi trường biển.
Ngày nay, nguồn cá mập đang cạn kiệt nên muốn săn cá mập phải đi rất xa, thậm chí sang cả lãnh hải các nước lân cận. Một trong những làng săn cá mập lâu đời nhất ở miền Trung Việt Nam mà nay vẫn duy trì, dù không còn được sôi động...