Không trả nợ "tín dụng đen" đúng hạn, nhóm côn đồ đến nhà hăm dọa khiến nhiều ngư dân xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi) khốn khổ. Nhiều người lo sợ bị giết phải bỏ quê đi trốn nợ.
Hàng loạt chủ tàu cá Quảng Ngãi rời nhà đi trốn nợ, làm thuê mưu sinh
Thất bại nối tiếp sau những chuyến biển, hàng nghìn gia đình ngư dân xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi) đang "chết chùm" giữa vòng vây nợ nần. Trong lúc ngư dân bên bờ vực khốn cùng, một số nhóm người đến làng chài này “mồi chài” cho vay tiền tín dụng đen.
Làng chài xã Nghĩa An (TP Quảng Ngãi). Ảnh: Minh Hoàng.
Nghe người lạ đưa ra điều kiện, thủ tục đơn giản chỉ cần giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu thì có thể vay được cả trăm triệu đồng, nhiều ngư dân đổ xô vay tiền xoay xở cuộc sống. Tuy nhiên do lãi suất vay "tín dụng đen" quá cao khiến hàng loạt ngư dân càng lún sâu vào nợ nần. Côn đồ hăm dọa đòi nợ
Gom góp, vay mượn ngân hàng đóng hai chiếc tàu công suất lớn hơn 6 tỷ đồng, vợ chồng bà Nguyễn Thị Mỹ Vạn (ngụ xã Nghĩa An) từng làm ăn khá giả, thu lãi mỗi năm hơn một tỷ đồng.
Vài năm gần đây, nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt, gia đình chủ tàu này làm ăn thất bại, liên tục tuột dốc, đành phải đưa tàu về neo bờ phơi nắng phơi mưa. Nợ ngân hàng và nợ ngoài của gia đình bà lên tới hơn 7 tỷ đồng.
Vài năm gần đây, nguồn thủy sản ngày càng cạn kiệt, gia đình chủ tàu này làm ăn thất bại, liên tục tuột dốc, đành phải đưa tàu về neo bờ phơi nắng phơi mưa. Nợ ngân hàng và nợ ngoài của gia đình bà lên tới hơn 7 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Vạn (ngụ xã Nghĩa An) sống trong sợ hãi vì nhóm côn đồ liên tục uy hiếp, đòi nợ vay "tín dụng đen". Ảnh: Minh Hoàng.
Cuộc sống túng quẫn, bà Vạn "đánh liều" tiếp tục đi vay tín dụng đen 33 triệu đồng để trả nợ bạn thuyền. Người phụ nữ này không ngờ "lãi mẹ đẻ lãi con" đã đẩy gia đình càng lâm vào cảnh khốn cùng. "Đêm về, nghe có người lạ đi xe máy vào đến sân là tôi ôm con chạy trốn nợ. Không trả đúng hạn, các chủ nợ thuê xã hội đen đến nhà vào ban đêm hăm dọa. Họ gia hạn vài ngày tới, nếu không trả nợ thì đừng trách họ ra tay tàn nhẫn", bà Vạn lo âu, nước mắt chảy dài. Làng chài không bình yên
Ngồi thẫn thờ nơi bến tàu quạnh hiu, chủ tàu Trần Hơn (ngụ xã Nghĩa An) chỉ tay về phía dãy nhà khóa chặt cửa hoang vắng rồi thở dài xót xa.
"Bị ngân hàng, nhóm cho vay tín dụng đen đòi nợ liên tục, nhiều gia đình đành bỏ nhà rời quê vào các tỉnh phía Nam hoặc lên Tây Nguyên, vừa trốn nợ vừa mưu sinh kiếm sống qua ngày", ông Hơn bộc bạch.
Theo người dân địa phương, cuộc sống bế tắc cùng đường, lại thấy việc vay quá dễ dàng nên họ không suy nghĩ nhiều. Đến khi gia đình bị đòi nợ theo kiểu "xã hội đen", nhiều người hối hận thì đã muộn màng.
Trong khi đó, bà Trương Thị Phân (ngụ xã Nghĩa An), cho hay một số thanh niên lạ mặt thường xuyên đến nhà khoảng 20-21h tối chửi bới, đập cửa ầm ầm hăm dọa đòi trả nợ. Một số ngư dân nơi đây từng bị nhóm người đòi nợ đánh bị thương, gãy chân nên bà con làng chài sống trong cảnh phập phồng sợ hãi. Làng chài giờ đây không còn bình yên như những năm trước nữa.
"Con trai từng là chủ tàu giờ phải đi làm thuê cho người ta ngoài biển, con dâu sợ quá ôm con nhỏ chạy sang nhà hàng xóm trốn. Còn tôi và đứa cháu lớn nằm chết khiếp trong buồng ngủ mỗi khi bọn côn đồ đến nhà đòi nợ. Tụi nó hung hãn, tàn bạo lắm", cụ Phân kể, không giấu nổi vẻ sợ hãi.
"Bị ngân hàng, nhóm cho vay tín dụng đen đòi nợ liên tục, nhiều gia đình đành bỏ nhà rời quê vào các tỉnh phía Nam hoặc lên Tây Nguyên, vừa trốn nợ vừa mưu sinh kiếm sống qua ngày", ông Hơn bộc bạch.
Theo người dân địa phương, cuộc sống bế tắc cùng đường, lại thấy việc vay quá dễ dàng nên họ không suy nghĩ nhiều. Đến khi gia đình bị đòi nợ theo kiểu "xã hội đen", nhiều người hối hận thì đã muộn màng.
Trong khi đó, bà Trương Thị Phân (ngụ xã Nghĩa An), cho hay một số thanh niên lạ mặt thường xuyên đến nhà khoảng 20-21h tối chửi bới, đập cửa ầm ầm hăm dọa đòi trả nợ. Một số ngư dân nơi đây từng bị nhóm người đòi nợ đánh bị thương, gãy chân nên bà con làng chài sống trong cảnh phập phồng sợ hãi. Làng chài giờ đây không còn bình yên như những năm trước nữa.
"Con trai từng là chủ tàu giờ phải đi làm thuê cho người ta ngoài biển, con dâu sợ quá ôm con nhỏ chạy sang nhà hàng xóm trốn. Còn tôi và đứa cháu lớn nằm chết khiếp trong buồng ngủ mỗi khi bọn côn đồ đến nhà đòi nợ. Tụi nó hung hãn, tàn bạo lắm", cụ Phân kể, không giấu nổi vẻ sợ hãi.
Ngư dân nợ nần rao bán nhà vào các tỉnh phía Nam mưu sinh kiếm sống qua ngày. Ảnh: Minh Hoàng.
Không trả nổi nợ theo thỏa thuận, ngư dân bị một số thanh niên đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” đến nhà đập phá, xịt sơn lên tường nhà... Nếu không trả tiền kéo dài thì họ đe dọa, uy hiếp tính mạng nên nhiều người lo sợ phải bỏ nhà đi nơi khác kiếm sống. Nợ nần chồng chất, lo sợ ngân hàng siết lấy mất nhà, bà Phạm Thị Khanh (ngụ xã Nghĩa An) tìm đến "tín dụng đen" vay 50 triệu đồng hy vọng giải quyết khó khăn trước mắt. Tuy nhiên do tiền lãi cao ngất ngưởng (mỗi tháng phải trả lãi 20 triệu đồng) nên gia đình bà Khanh cũng lâm cảnh "nợ chồng nợ". Mất khả năng trả nợ ngân hàng cùng nợ vay "tín dụng đen", cuộc sống gia đình bà Khanh giờ đây như ngồi trên đống lửa. Trao đổi với Zing.vn, bà Phạm Thị Công, Phó bí thư Đảng ủy xã Nghĩa An, cho hay chuyện vay tín dụng đen là do "bà con lén lút với nhau", vì thế địa phương không thể biết tổng số tiền họ đã vay tín dụng đen là bao nhiêu. Bà xác nhận cuối năm ngoái, làng chài từng xảy ra tình trạng côn đồ đến nhà ngư dân đập phá tài sản đòi nợ. "Mỗi lần họ điện thoại báo tin thì công an xã đến bảo vệ an ninh trật tự ở khu dân cư chứ khó có thể xử lý triệt để", bà Công chia sẻ.
Tháng 2/2019, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi từng yêu cầu các cơ quan đơn vị, địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi bảo kê, tạo điều kiện cho băng nhóm hoạt động tín dụng đen.
Từ cuối năm 2018 đến nay, Công an tỉnh Quảng Ngãi phát hiện 154 người hoạt động tín dụng đen. Họ sử dụng băng, nhóm đòi nợ thuê. Trong số này có nhiều người đến từ các tỉnh phía Bắc.
Nhà chức trách cũng phát hiện, ngăn chặn và xử lý hàng chục băng nhóm liên quan đến việc cưỡng đoạt tài sản, cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Theo Theo Zing