TPO - Tổ công tác của Chính phủ yêu cầu 4 bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh. Thời hạn chậm nhất trước ngày 30/11/2023.
TPO - Một số ngành nghề không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh vì đã có biện pháp quản lý khác hiệu quả hơn, nên được loại bỏ khỏi phạm vi kinh doanh có điều kiện, như buôn vàng trang sức, biểu diễn nghệ thuật, thi người đẹp...
TPO - Lãnh đạo Bộ Công Thương vừa ký Quyết định số 1896 về việc lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu năm 2023 đối với 4 doanh nghiệp đầu mối. Cùng với kiểm tra về điều kiện kinh doanh, đoàn sẽ kiểm tra hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối của các doanh nghiệp.
TPO - Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% thủ tục hành chính (TTHC) và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định theo chỉ đạo của Chính phủ.
TPO - Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, từ lúc xảy ra bất ổn xăng dầu chưa từng được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến. Tháng 10 vừa qua, hiệp hội có báo cáo kiến nghị tháo gỡ khó khăn gửi Bộ trưởng Công Thương, nhưng tới nay chưa được hồi đáp.
TP - Tháng 4 vừa qua, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới là 15.000. Kỷ lục liên tục bị xô đổ cho thấy niềm tin của DN vào môi trường kinh doanh đã trở lại.
TPO - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- ôn Vũ Tiến Lộc, cho rằng, tư duy cũ, cách làm cũ vẫn thấp thoáng đâu đó trong các văn bản mới được soạn thảo, bàn hành. Cũng vì thế, những khung khổ pháp lý cho kinh tế số vẫn chưa đảm bảo trở thành yếu tố mở đường, tiên phong cho phát triển kinh tế đất nước.
TPO - Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư về việc đưa dịch vụ dạy thêm, học thêm văn hóa theo chương trình giáo dục phổ thông vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
TPO - Bộ Công Thương cho biết, đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17 cắt giảm, đơn giản hóa đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân.
TPO - Với việc tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam trở thành quán quân trong cuộc đua cải thiện thứ hạng và lần đầu tiên vươn lên nửa trên của bảng xếp hạng thế giới.
TPO - Bộ Giao thông cho rằng, quá trình thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử (Uber, Grab) nhận thấy, xe hợp đồng điện tử tương đối giống xe tãi nên tiếp tục đề xuất Thủ tướng chọn phương án quản lý, áp dụng quy định tất cả các xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ mà ứng dụng hợp đồng diện tử là xe taxi.
TPO - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, có tình trạng mội bộ ngành một luật: “Theo luật của bà Bộ trưởng này thì đúng, chiểu theo luật của ông Bộ trưởng khác thì sai. Chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhiều khi phải “chết đứng như Từ Hải”.
TPO - Bộ Công thương vừa ra Quyết định số 3720/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương giai đoạn 2019-2020.
TP - Các nghị quyết của Chính phủ yêu cầu phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh và 50% thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ cắt giảm được 1.517/6.191 điều kiện kinh doanh và 1.700/9.926 thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
TPO - Bộ GTVT tiếp tục trình Thủ tướng Dự thảo Nghị định mới về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, với đề xuất tất cả xe dưới 9 chỗ kinh doanh là taxi. Đồng thời, đưa taxi điện tử (Uber, Grab…) như taxi truyền thống, chịu khung điều kiện như nhau, thay vì “XE TAXI” và “TAXI ĐIỆN TỬ” như bản dự thảo trình hồi tháng 8.
TP - Để chương trình cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) thành công cần gắn với trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, cần có đánh giá độc lập, giám sát việc thực hiện quá trình cắt giảm, tránh tình trạng chạy theo con số, thành tích mà ở đó người dân, doanh nghiệp không được hưởng lợi. Quá trình cắt giảm đó, liệu còn những góc khuất?
TP - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ, ngành cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD) tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, tuy nhiên đến nay mới có khoảng 30% số ĐKKD được cắt bỏ. Kết quả này không những không đạt yêu cầu đặt ra, mà một số bộ, ngành còn đề xuất bổ sung ĐKKD, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
TPO - Theo Nghị định 107 về kinh doanh xuất khẩu gạo vừa được Chính phủ ký ban hành có hiệu lực từ 1/10/2018, nhiều thủ tục liên quan đến xuất khẩu gạo sẽ được bãi bỏ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng “nội lực” để thúc đẩy việc xuất khẩu.
TPO - Trong thông cáo gửi các cơ quan báo chí ngày 14/8, Công ty TNHH Grab Việt Nam cho hay, đã nhiều lần gửi văn bản, chủ động xin gặp, phối hợp với Sở GTVT tỉnh Khánh Hoà nhưng cho đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể đối với việc triển khai dịch vụ GrabCar tại địa phương.
TPO - Ngoài xe taxi, xe khách tuyến cố định, xe tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen ô tô), Bộ GTVT tiếp tục đề xuất Chính phủ bổ sung thêm phương tiện, và nội dung dữ liệu hộp đen, khiến chi phí thêm hàng nghìn tỷ đồng.
TPO - Chính thức có hiệu lực từ 1/8/2018, nhưng Nghị định về kinh doanh khí đưa ra rất nhiều hạng mục về điều kiện cấp phép kinh doanh khí, đặc biệt các điều kiện về an toàn cháy nổ khiến các Sở Công Thương và doanh nghiệp không biết áp dụng quy định nào.
TPO - Sáng 4/7, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 đã diễn ra. Tại Diễn đàn, cộng đồng doanh nghiệp (DN) dù Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ DN, nhưng không phải tất cả các bộ ngành, địa phương cùng hành động như thế.
TPO - Bộ Công Thương cho hay, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có ý kiến chỉ đạo Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Vụ Pháp chế dừng xây dựng dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý ngành phân phối. Đây là dự thảo Nghị định gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp do bị cài cắm các quy định về điều kiện kinh doanh.
TPO - Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, các đề xuất mới của Bộ Công Thương có bóng dáng như một dạng giấy phép con mới và còn can thiệp vào quyền kinh doanh của doanh nghiệp trong khi hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại không được xem là một dạng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật Đầu tư.
TPO - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký quyết định 1408 phê duyệt phương án tổng thể đơn giản hóa một loạt các thủ tục hành chính và điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2018.
TPO - Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 ngành Công Thương ngày 15/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho hay, ngay tại hội trường cuộc tổng kết, ông đã ký Nghị định 08 cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh do Bộ Công Thương quản lý.
Nghị quyết 01 của Chính phủ năm 2018 đặt ra yêu cầu cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh hiện hành.
TP - Sau Bộ Công Thương, các bộ, ngành khác lần lượt đề nghị cắt giảm hàng loạt điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Tuy nhiên, khảo sát ý kiến nhiều doanh nghiệp (DN) cho thấy, nhiều ĐKKD được cho là đã cắt giảm nhưng thực tế lại gần như “vô nghĩa”. Do đó, việc cắt giảm chưa thực sự tạo được thông thoáng cho DN hoạt động. Cách nào giải quyết thực trạng này?
TPO - Do vướng mắc trong quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP về những quy định ngặt nghèo trong nhập khẩu ô tô, nhiều mẫu xe của Toyota, Ford, Chevrolet sẽ chưa thể nhập vào Việt Nam từ tháng 1/2018. Trong khi đó, hơn 400 xe BMW cũng khó được thông quan.