Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert 2024 được kỳ vọng sẽ tạo nên những khoảnh khắc không thể quên với người yêu nhạc cổ điển với những màn trình diễn ấn tượng mang đẳng cấp quốc tế và trải nghiệm khác biệt trong mỗi đêm nhạc.
TPO - Chương trình Văn nghệ Chủ nhật và bộ phim "Mẹ chồng tôi" đã tạo dấu ấn riêng trong lòng công chúng, là ký ức đẹp của khán giả truyền hình thập niên 1990. Bộ phim vừa chạm dấu mốc 30 năm lên sóng.
TP - NSƯT Quyền Linh, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, cho biết, năm nào ban tổ chức giải Cánh diều cũng gặp áp lực phải đổi mới, chuyên nghiệp, chỉn chu hơn trong khi kinh phí còn eo hẹp. Giải thưởng năm nay lần thứ ba trở lại Nha Trang với kỳ vọng kích cầu du lịch.
TP - Tối 21/7, họa sĩ Mai Long tạ từ nhân thế ở tuổi 94 (1930 - 2024). Tang lễ của ông diễn ra sáng 28/7, một số đồng nghiệp tới tiễn đưa ông lần cuối không khỏi ngậm ngùi, tiếc nuối, vì cuối cùng người đóng góp cho tranh lụa Việt Nam, cho hoạt hình Việt Nam, người thổi hồn cho những truyện tranh nuôi dưỡng tuổi thơ của bao thế hệ lại không có giải thưởng danh giá nào trong sự nghiệp. Ông trượt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2021.
TPO - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam và lãnh đạo các hội VHNT chuyên ngành T.Ư ngày 8/8. Vấn đề được nhiều đại biểu đề cập là chi phí đầu tư cho các hoạt động của hội.
TPO - Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới tại địa chỉ cũ, số 51 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Công trình xây mới và trùng tu, cải tạo ngôi biệt thự trăm năm tuổi được khởi công từ tháng 3/2022.
TP - “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người anh cả của nền văn hóa đương đại Việt Nam”. Đó là nhận định của PGS.TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tổng Bí thư về cõi người hiền, nhưng di sản để lại tiếp thêm động lực cho văn nghệ sĩ trong hành trình giữ gìn, sáng tạo và bồi đắp nền văn hóa Việt Nam.
TPO - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành sự quan tâm đặc biệt đến văn hóa và các văn nghệ sĩ. Mỗi khi có dịp trò chuyện, gặp gỡ, Tổng Bí thư đều ân cần hỏi thăm sức khỏe, công việc và có những nhắn nhủ giản dị, thân thiết nhưng đầy sâu sắc với văn nghệ sĩ.
TP - GS.TS Đinh Xuân Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Xuất bản, Ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư ( nay là Ban Tuyên giáo T.Ư) có 60 năm gắn bó với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo quan tâm đặc biệt đến văn hóa, với trí tuệ, sự say mê, thấu hiểu, tâm huyết với văn hóa, Tổng Bí thư đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng, chỉ đạo về văn hóa.
TP - Cuối cùng bài hát Việt cán đích 1 tỷ lượt xem (view) nhanh nhất trên YouTube đã gọi tên “Một con vịt” , một ca khúc thiếu nhi vui nhộn, người người đều thuộc. Nhắc đến ca khúc này nhiều người nhớ đến Xuân Mai, bởi cô hát “Một con vịt” khi mới 3 tuổi, năm 1998.
TPO - Một vài năm trở lại đây, hiếm nhà làm phim dồn sức cho đề tài về nghề báo. Phim về ngành nghề luôn là đề tài khó, đòi hỏi ê-kíp phải đào sâu, nghiên cứu thông tin và dành thời gian tìm hiểu thực tế.
TPO - Nhiều văn nghệ sĩ, giảng viên từ các đại học, cán bộ viện nghiên cứu, học trò xúc động tiễn biệt “cây đại thụ trong làng văn hóa dân gian” GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai của danh họa Tô Ngọc Vân. Với họ GS.TSKH Tô Ngọc Thanh là tấm gương sáng cho các lớp văn nghệ sĩ nước nhà noi theo
TPO - Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - con trai của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận, tác giả bài hát nổi tiếng "Giải phóng Điện Biên" tặng tôi cuốn hồi ký “Âm thanh cuộc đời” của cha mình - nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
TPO - Trước đây, trong giai đoạn chiến tranh, từng xuất hiện những tác phẩm văn học nghệ thuật về quân đội và chiến tranh cách mạng sâu sắc, thuyết phục. Song hiện nay, khi quân đội vẫn đêm ngày rèn luyện tiến lên chính quy hiện đại, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc, lại có quá ít tác phẩm về đề tài quan trọng này, đặc biệt lại hiếm tác phẩm giá trị cao. Đó là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo khoa học "Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng".
TPO - Quyết định chọn Nha Trang là nơi đăng cai lần đầu tiên chương trình “Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông kỳ vọng sự bùng nổ trong 5 đêm nhạc quy mô lớn ở ngoài trời.
TPO - Mở đầu cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức lễ xuất quân đưa các văn nghệ sĩ về nguồn trong chương trình “Qua miền Tây Bắc - Về với Điện Biên” diễn ra trong 7 ngày từ 15-21/4.
TPO - Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng con số 350.000 tỷ đồng đầu tư cho văn hóa gây xôn xao dư luận thực ra còn quá ít. Đây là phát biểu của ông tại cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra ngày 29/2.
TPO - Điểm lại những dấu ấn trong năm, PGS.TS nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho biết năm 2023 ghi đậm dấu ấn những thành tích trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực âm nhạc. Dịp này, Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao Giải thưởng Âm nhạc năm 2023 cho 93 tác phẩm, chương trình biểu diễn nghệ thuật xuất sắc.
TP - Nhắc tới nhạc sĩ Trọng Loan, các nhạc sĩ thế hệ sau vẫn nhắc đến câu chuyện khi ông gia nhập Đoàn Vệ quốc quân viễn chinh vượt Thập Vạn Đại Sơn sang Trung Quốc tham chiến cùng Bát lộ quân. Người nhạc sĩ, chiến sĩ trẻ ấy đã phải chôn cây đàn yêu quý của mình...
TPO - Nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhạc sĩ Văn Cao (15/11/1923-15/11/2023), báo Nhân Dân và Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (LLPBVHNT T.Ư) phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thế giới nhạc, họa, thơ của Văn Cao" vào sáng 8/11 tại Hà Nội.
TPO - Lễ viếng GS. NSND Trần Bảng diễn ra 13h30 ngày 24/7 tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). NSND Trần Bảng là đại thụ của nghệ thuật chèo Việt Nam. Sự ra đi của ông là tổn thất lớn đối với thế hệ nghệ sĩ chèo kế cận.
TPO - Lễ tang đạo diễn, NSND Bùi Đình Hạc diễn ra sáng 7/7. Gia đình, đồng nghiệp, hậu bối của ông tề tựu để nói lời tiễn biệt đạo diễn lão thành, người góp công “khai sơn, phá thạch” tạo nên nền điện ảnh dân tộc.
TPO - PGS.TS Phạm Xuân Thạch cho rằng hệ thống kiểm duyệt phim ở nước ta còn nhẹ tay. Bởi vậy, những bộ phim có nội dung phản cảm, nhiều tình tiết thô tục vẫn ra rạp dễ dàng.
TP - Đội ngũ phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) gặp khó: trong khi các cây bút lớn tuổi gần như không còn viết phê bình và lui về làm nghiên cứu, nhiều cây bút trẻ không đủ lực lượng, bản lĩnh để lấp đầy khoảng trống. Những kiến nghị, giải pháp đưa lý luận, phê bình VHNT về đúng giá trị được mổ xẻ tại tọa đàm do Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học, nghệ thuật T.Ư tổ chức sáng 26/5.
TP - Là một trong những bộ phim chiến tranh được đánh giá cao của Việt Nam, “Mùi cỏ cháy” được đạo diễn Hữu Mười thực hiện chỉ với kinh phí 4,2 tỷ đồng. Đây là bộ phim hiếm hoi của điện ảnh Việt được đặc cách tham dự Liên hoan phim lần thứ 17 trong điều kiện chưa hoàn thiện hậu kỳ. Sau đó, phim đoạt giải Bông sen Bạc, còn nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đoạt giải Bông Sen Vàng cho Biên kịch xuất sắc nhất.
TPO - Sau Hội nghị Đoàn Chủ tịch về công tác cán bộ, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có thêm hai Phó Chủ tịch trong đó có NSND Trịnh Thuý Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
TP - Tọa đàm khoa học với chủ đề Đề cương về Văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua diễn ra chiều 1/3 là dịp để các nhà khoa học, văn nghệ sĩ đề xuất, kiến nghị giải pháp chấn hưng văn hóa, dự báo về sự phát triển của văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh mới.
TPO - “Đặt lòng tin của Đảng và Nhà nước vào các nhà văn là đầu tư lớn nhất, quan trọng nhất", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại cuộc gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão sáng 16/2.
TPO - Tang lễ nghệ sĩ piano, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên diễn ra sáng 4/2 tại Hà Nội. Tiếng piano du dương vang lên trong tang lễ của nghệ sĩ, nhà giáo có những đóng góp to lớn trong suốt cuộc đời.
TPO - Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên đã gắn bó cả thế kỷ với âm nhạc. Bà biết đàn từ năm bốn tuổi, trước khi học chữ. Bà tự nhận mình là người mẹ, nhà giáo hạnh phúc khi các con, cháu, thế hệ học trò của bà đều đam mê và có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.