Bắt 3 tàu Thái Lan đánh bắt trái phép trên biển Việt Nam

Tàu đánh cá Thái Lan. Ảnh minh họa wikimedia.org
Tàu đánh cá Thái Lan. Ảnh minh họa wikimedia.org
TPO - Ngày 23/9, Chi cục Khai thác - Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Cà Mau cho biết đã kết hợp Cảnh sát biển Vùng 4 bắt giữ 3 chiếc tàu của ngư dân Thái Lan khai thác trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Những ngày qua, ngư dân Cà Mau tố giác bắt gặp nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động khai thác hải sản trên vùng biển Cà Mau. Theo ước tính sơ bộ, vài chục tàu thường xuyên khai thác sâu vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tại thời điểm ngày 22/9, có khoảng 12-20 tàu cá nước ngoài khai thác biển trái phép và trình báo với cơ quan chức năng bảo vệ biển Việt Nam. Lực lượng Cảnh sát biển vùng 4 và Chi cục khai thác - bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau phối hợp tuần tra, kiểm soát và ngăn chặn.

Lúc 10 giờ ngày 23/9, các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển vây bắt giữ được 3 tàu cá, đang hoạt động tại tọa độ 8020’000”N 1030 35’000”S, cách nhà giàn DK10 khoảng 15 hải lý về phía Tây Bắc. Qua xác minh, 3 tàu này của Thái Lan hoạt động khai thác cá chim đen bằng thả chà trên biển.

Lực lượng làm nhiệm vụ lập biên bản, tạm giữ tàu và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

MỚI - NÓNG
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
Hà Nội chuẩn bị đón thêm mưa lớn dịp cuối tuần
TPO - Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 24h qua khu vực Miền Bắc, Thủ đô Hà Nội có diễn biến giảm mưa gián đoạn. Mưa lớn xuất hiện chủ yếu về đêm, trời mát mẻ với nhiệt độ thấp nhất từ 23-26 độ C. Dự báo khoảng từ 11/5 khu vực lại đón một đợt không khí lạnh yếu gây mưa diện rộng.
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
Điều chưa biết về di sản tư liệu cửu đỉnh Hoàng cung Huế vừa được UNESCO ghi danh
TPO - Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là bộ sưu tập gồm 9 đỉnh đồng hay còn gọi là cửu đỉnh, do vua Minh Mạng cho đúc năm 1835. Các chuyên gia nhấn mạnh những bản khắc này được coi là "Địa dư chí lược" của Việt Nam đầu thế kỷ 19 được ghi bằng ngôn ngữ tạo hình với hàng trăm họa tiết được chạm nổi tinh xảo.