Phụ huynh chật vật vừa đi làm, vừa lo cho con học online

0:00 / 0:00
0:00
Phụ huynh chật vật trông con học lớp 1 học trực tuyến
Phụ huynh chật vật trông con học lớp 1 học trực tuyến
TPO - Trường học chưa mở cửa, trong khi cơ quan yêu cầu quay lại làm việc bình thường khiến nhiều phụ huynh ở Hà Nội bối rối, quay cuồng xoay xở.

Muôn kiểu xoay sở

Nhận được thông báo đi làm trở lại, hai vợ chồng anh Lê Thanh Nghĩa ở phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khấp khởi mừng vì tăng thu nhập. Nhưng việc 3 đứa trẻ tiếp tục học online thế nào, gửi cho ai, cơm nước ra sao khiến vợ chồng anh đau đầu. Hai vợ chồng tính thuê người giúp việc nhưng lại không có thiết bị máy tính, điện thoại khi cả vợ chồng đều đưa máy tính xách tay, điện thoại đi làm.

“Cho con nghỉ học thì không được vì sợ con không theo kịp các bạn. Hai vợ chồng bàn tính rồi quyết định: Vì vợ làm nhân viên tổng đài lương thấp hơn nên xin nghỉ không lương một thời gian, ở nhà quán xuyến việc học của con. Giải pháp này cơ bản ổn định nhưng vợ tôi nghỉ dài, cơ quan sẽ cho nghỉ hẳn”, anh Nghĩa cho hay.

Anh Nghĩa cho biết thêm, hai vợ chồng anh đã bàn cách đón ông bà nội ở quê ra để trông các cháu học nhưng khổ nỗi, ông bà không biết sử dụng máy tính nên không thể quản cháu học online được.

Anh Nguyễn Đức Trung ở phường Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, năm nay, con anh mới vào học lớp 1 nên hai vợ chồng khá vất vả. Anh là bác sỹ, vợ anh phải sắp xếp làm thêm giờ ở cơ quan vào buổi chiều, dành thời gian buổi sáng kèm con viết chữ, học online. Hai vợ chồng đã tính đến phương án lắp camera, để con ở nhà một mình rồi trưa tranh thủ chạy về cho con ăn uống. Nhưng khi có một số vụ tai nạn xảy ra liên quan đến thiết bị điện, vợ chồng anh phải tử bỏ ý tưởng vì các cháu còn nhỏ và bản tính hiếu động.

Chuyên gia nói gì?

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho hay, các cháu lớn thì có thể tự học online bằng các thiết bị điện tử, máy tính. Tuy nhiên, đối với các cháu nhỏ, học cấp 1 thì nhất thiết phải có người giám sát. “Cho các cháu học buổi tối là phương án tốt nhất. Lúc đó, phụ huynh ở nhà, kèm các cháu. Các trường ở vùng xanh thì có thể lên phương án cho các cháu đến trường xét các phương án đảm bảo các yếu tố phòng dịch”, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho hay.

Phụ huynh chật vật vừa đi làm, vừa lo cho con học online ảnh 1

Học sinh chật vật học trực tuyến

Đồng quan điểm, PGS. TS. Vũ Mạnh Lợi, nguyên Phó Viện trưởng Viện Xã hội học cho rằng, ngoài việc thay đổi thời gian học, các thầy cô, nhà trường cần xây dựng phương pháp dạy phù hợp, không theo lối mòn. Nhà trường cần bàn với các bậc phụ huynh giảm thời gian học từng cấp.

Ví dụ, cấp tiểu học, chỉ cần học 50% thời lượng so với ngày thường; trung học cơ sở chỉ học 70% thời lượng và chia ra nhiều khung giờ khác nhau để phụ huynh có thể đăng ký khung giờ học phù hợp cho con. Theo PGS.TS Vũ Mạnh Lợi, với hình thức học trực tuyến, việc bố trí các thầy cô dạy khung giờ theo từng nhóm giờ phụ huynh lựa chọn là có tính khả thi.

“Dạy các cháu kiến thức, kỹ năng sống nhưng phải bảo vệ các cháu, quan trọng nhất là không được làm các cháu chán học. Nhà trường nên có giải pháp linh hoạt, thời gian phù hợp. Giáo dục hiện đại là không tập trung vào phổ biến kiến thức, mà dành thời gian dạy cho trẻ tự học, tự nghiên cứu, rồi thảo luận. Điều đó, đòi hỏi thầy cô, nhà trường vất vả hơn nhưng phù hợp tình thế”, TS Vũ Mạnh Lợi nói.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.