Phó Chủ tịch Hà Nội lý giải về 383 dự án 'treo' nhiều năm chưa thu hồi

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều dự án bỏ hoang qua nhiều năm gây bức xúc
Nhiều dự án bỏ hoang qua nhiều năm gây bức xúc
TPO - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, trong hơn 383 dự án chậm triển khai HĐND thành phố đã có ý kiến, liên ngành đã kiểm tra, ra kết luận kiểm tra với từng dự án. Đối với những dự án mà nguyên nhân là do chủ đầu tư thì thành phố kiên quyết thu hồi.

Ngày 9/12, kỳ họp thứ ba, HĐND thành phố Hà Nội tiếp tục dành thời gian cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Các chất vất xoay quanh các dự án chậm triển khai, treo nhiều năm không bị thu hồi làm nóng hội trường.

Các đại biểu Nguyễn Minh Tuân (tổ huyện Phú Xuyên), Duy Hoàng Dương (tổ huyện Hoài Đức), Nguyễn Minh Đức (tổ quận Hoàng Mai) cho rằng, những năm qua, HĐND thành phố đã giám sát, tái giám sát, tổ chức giải trình về các dự án vốn ngoài ngân sách nhà chậm triển khai, UBND thành phố cũng đã có kế hoạch khắc phục, nhưng tiến độ thực hiện các kiến nghị giám sát còn chậm.

Các đại biểu đề nghị lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (TNMT) báo cáo rõ tiến độ thực hiện kế hoạch của UBND thành phố trong khắc phục dự án chậm triển khai? Cần làm rõ vai trò của đơn vị chủ trì được UBND thành phố giao?

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở TNMT Bùi Duy Cường thừa nhận, dù có nhiều cố gắng của ngành, song kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Trong số hơn 300 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai theo báo cáo giám sát của HĐND thành phố, trong đó 30 dự án kiến nghị thu hồi, đến nay mới thu hồi 10 dự án.

Phó Chủ tịch Hà Nội lý giải về 383 dự án 'treo' nhiều năm chưa thu hồi ảnh 1

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông

Thực tế chậm có nhiều vướng mắc, nguyên nhân khách quan do chính sách về đất đai có thay đổi, một số dự án chờ rà soát quy hoạch chung phân khu và tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng tiến độ. Nguyên nhân chủ quan, nhận thức, ý thức chấp hành về đất đai của một số chủ đầu tư hạn chế; nhiều chủ đầu tư không phối hợp với chính quyền địa phương trong giải phóng mặt bằng và cố tình chây ỳ, để không phải nộp nghĩa vụ tài chính. Cùng với đó, sự phối hợp của các sở, ngành trong thực hiện các thủ tục hành chính trong đầu tư chưa đồng bộ, hiệu quả…

Ông Cường cho biết thêm, tháng 10/2021, Sở TNMT đã tham mưu để thành phố ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra các dự án chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.Sở TNMT chủ trì, cùng các sở ngành đã rà soát, dự kiến thu hồi 15 dự án quy mô 51 ha, 44 dự án đề nghị tiếp tục đẩy nhanh thực hiện, 1 dự án chờ kết luận cơ quan điều tra.

Ngoài huyện Mê Linh, tới đây Sở TNMT tiếp tục tham mưu thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tại một số địa phương đang nóng tình trạng dự án chậm như: Huyện Quốc Oai, huyện Thanh Oai, quận Hoàng Mai.

Thời gian tới, Sở TNMT sẽ cùng với các địa phương thực hiện các kiến nghị của HĐND thành phố và kế hoạch của UBND thành phố trong khắc phục, xử lý các dự án chậm triển khai; đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư, rõ trách nhiệm trong thẩm định các dự án ngay từ khâu ban đầu. Sở sẽ tham mưu thành phố kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ, không thực hiện kết luận thanh tra về dự án chậm triển khai.

Tiếp thu, giải trình thêm về lĩnh vực dự án đầu tư chậm triển khai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông thông tin: "Trong 383 dự án chậm triển khai HĐND thành phố đã có ý kiến, liên ngành đã kiểm tra, ra kết luận kiểm tra với từng dự án".

Lãnh đạo thành phố cũng chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Trong đó, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, trong khi năng lực của một số chủ đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì thế, thành phố đã giao Sở TNMT chủ trì đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra cụ thể từng dự án, với tinh thần những dự án nào liên quan đến các quận, huyện, thị xã thì thành phố sẽ tập trung tháo gỡ để sớm triển khai thực hiện. Đối với những dự án mà nguyên nhân là do chủ đầu tư thì thành phố kiên quyết thu hồi. “Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, đất dịch vụ, đề nghị các địa phương báo cáo thành phố để sớm có phương án giải quyết. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, thành phố sẽ báo cáo trung ương để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện”, đồng chí Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch thành phố chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục kiểm tra các dự án chậm triển khai tại các quận, huyện khác mà không cần tham mưu thành phố thành lập thêm. "Vướng mắc gì cần tháo gỡ kiến nghị ngay, thành phố sẽ giải quyết", ông Đông nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.