Nước trên Trái Đất có thể không bắt nguồn từ sao chổi

Hình ảnh được Philae chụp lại trên bề mặt sao chổi hôm 13/11. Ảnh: AFP.
Hình ảnh được Philae chụp lại trên bề mặt sao chổi hôm 13/11. Ảnh: AFP.
Dữ liệu từ robot thăm dò Rosetta cho thấy nước trên Trái Đất không có nguồn gốc từ sao chổi như giả thiết trước đây, mà có thể đến từ các tiểu hành tinh.

Kết quả phân tích hóa học mẫu nước trên sao chổi Comet 67P/Churyumov-Gerasimenko cho thấy nó có lượng Deuteri cao hơn gấp ba lần so với hydro trong phân tử nước trên Trái Đất. Deuteri còn gọi là hydro nặng, một đồng vị bền của hydro. Trong 10.000 phân tử nước trên Trái Đất thì có ba phân tử chứa đồng vị hydro nặng.

Theo Reuters, phát hiện này loại trừ khả năng cho rằng nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ sao chổi, và mở ra hướng nghiên cứu mới tập trung vào tiểu hành tinh.

"Các tiểu hành tinh có thể từng có lượng nước nhiều hơn so với hiện nay. Chúng đã tồn tại ở khu vực gần với Mặt Trời trong 4,6 tỷ năm", chuyên gia Kathrin Altwegg của Đại học Bern, Thụy Sĩ, nói.

Robot thăm dò của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hạ cánh xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko hôm 12/11, sau hành trình kéo dài 10 năm. Theo dữ liệu ban đầu, robot Philae phát hiện dấu vết của phân tử hữu cơ chứa nguyên tử carbon, vốn là nhân tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất.

Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko được phát hiện năm 1969. Nó có đường kính 4 km và nằm cách Trái Đất khoảng 500 triệu km.

Theo Linh Anh

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.