Những sai lầm khi ăn tôm biến thực phẩm ngon bổ này thành 'thuốc độc'

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Theo các chuyên gia dinh dưỡng từ Viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trong thịt tôm có hàm lượng protein cao, giàu canxi, photpho, acid béo và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tôm cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên, do ăn tôm sai cách khiến món ăn này vô tình gây hại cho sức khỏe.

Những hiểu lầm tai hại khi ăn tôm

Vỏ tôm nhiều canxi

Nhiều người vẫn giữ quan niệm ăn nhiều vỏ tôm sẽ tốt cho sức khỏe vì chất canxi có rất nhiều trong vỏ tôm. Thực chất vỏ tôm được cấu tạo từ chất kittin, cấu tạo nên vỏ của loài giáp xác, chúng không hề chứa canxi, ngược lại còn khiến cơ thể khó tiêu hóa. Còn phần thịt tôm mới là phần chứa nhiều chất bổ dưỡng nhất.

Vì vậy, việc cố gắng ăn cả vỏ tôm (trừ tôm nhỏ) để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm của người Việt. Thói quen ăn này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các cơn đau dạ dày, thậm chí có thể khiến trẻ nhỏ bị hóc vỏ tôm vô cùng nguy hiểm.

Ăn đầu và mắt tôm rất tốt

Ăn đầu và mắt tôm rất có lợi cho mắt là một trong những quan niệm được lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có một căn cứ nào để chứng minh quan niệm này đúng. Ngược lại, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì phần đầu của con tôm chủ yếu là nơi chứa chất thải của chúng, có rất ít chất dinh dưỡng, ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn các chất thải.

Phụ nữ sau sinh phải kiêng tôm

Nhiều người cho rằng, phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng khem nhiều thứ, trong đó có tôm vì sợ bị sẹo lồi, ngứa... Ngoài ra, tôm còn có tính hàn, có thể gây đau bụng, lạnh bụng cho bà đẻ.

Tuy nhiên, thực tế nguồn protein dồi dào có trong tôm giúp người mẹ phục hồi cơ thể nhanh chóng, hơn nữa canxi trong thịt tôm thông qua sữa mẹ còn góp phần phát triển hệ xương cho em bé. Vì vậy, sản phụ sau sinh không cần kiêng tôm.

Bị ho dai dẳng nên kiêng tôm

Rất nhiều người quan niệm nếu bị ho mà ăn tôm bỏ vỏ vẫn sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, chứng ho dai dẳng đôi khi chính là hậu quả do vị tanh của tôm gây nên. Đồng thời, nếu ăn luôn vỏ tôm khi đang ho thì phần vỏ cứng ma sát với niêm mạc họng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Chính vì vậy, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt.

Những người nên kiêng ăn tôm

Người đang bị ho

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Người bị đau mắt đỏ

Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…

Người có hàm lượng cholesterol cao

Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.

Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người đang có triệu chứng viêm

Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người bị dị ứng hải sản

Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.

Người yếu bụng

Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Người mắc bệnh về xương

Tuy tôm chứa nhiều canxi có lợi cho sự phát triển và độ bền của xương khớp, nhưng hải sản này cũng chứa nhiều i-ốt sẽ khiến cho những ai đang mắc phải bệnh xương khớp trở nên nặng hơn.

Hơn nữa, việc tiêu thụ quá nhiều tôm, khiến cho cơ thể dung nạp lượng lớn purine - chất này có xu hướng lắng động các tinh thể axit uric trong khớp, làm cho bệnh xương khớp nặng thêm, nhất là xuất hiện bệnh gút.

Lưu ý khi ăn tôm

Không nên ăn tôm chết

Thịt tôm chứa nhiều histidine, chất này có xu hướng phân hủy thành histamine (khi tôm chết) và gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, tôm thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và một số chất độc hại trong đường ruột nên khi tôm chết bạn sẽ ngửi thấy mùi tanh hôi rất nồng, có thể gây ngộ độc thực phẩm khi ăn phải.

Không nên ăn quá nhiều

Không thể phủ nhận, hàm lượng chất dinh dưỡng chứa rất nhiều trong thịt tôm nhưng không phải vì thế mà bạn lạm dụng quá nhiều trong thực đơn hoặc mỗi lần ăn.

Thay vào đó, Hiệp hội tim mạch của Mỹ khuyến mọi người chỉ nên ăn khoảng 107gr tôm mỗi tuần, vì nếu ăn nhiều dễ mắc phải các vấn đề tiêu hóa như chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy…

Hạn chế ăn tôm sống

Tôm và hầu hết các loại hải sản đều có thể chứa ấu trùng sán và trứng sán từ môi trường sống của chúng. Do đó, bạn hãy hạn chế và cân nhắc đối với việc ăn tôm sống, vì khi chế biến không kỹ thì sẽ tạo điều kiện cho ấu trùng sán đi vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Những món không nên ăn cùng với tôm

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Tôm chứa nhiều asen pentoxide (As2O5). Chất này gặp vitamin C trong các loại hoa quả, rau củ sẽ gây ra phản ứng hóa học trong dạ dày và khiến asen pentoxide thay đổi thành asen trioxide (còn được biết đến với tên gọi là thạch tín. Đây là một chất độc, có thể gây ra suy tim, gan, thận và mạch máu và gây tử vong do mất máu lớn.

Không kết hợp tôm với thịt gà

Theo Đông y, nấu tôm và thịt gà cùng nhau sẽ gây ra hiện tượng động phong (ngứa ngáy khắp người).

Không nên kết hợp tôm với thịt lợn

Theo các y văn cổ ghi rằng không nên ăn thịt lợn với tôm vì chúng kỵ nhau theo ngũ hành. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết kinh nghiệm: thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ… do tương quan ngũ hành. Ăn thịt lớn với tôm hoặc ốc sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Không ăn bí đó cùng với tôm

Theo Đông y, bí đỏ tính hàn, vị ngọt còn tôm tính ấm, vị ngọt, mặn, Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ dẫn tới bệnh kiết lỵ.

Không ăn tôm và uống bia cùng lúc

Bia chứa nhiều vitamin B1 khi kết hợp với dạm trong tôm sẽ tạo kết tủa. Thường xuyên sử dụng hai món này cùng lúc sẽ gây tích tụ kết tủa trong ngưofi gây ra sỏi thận.Ngoài ra, ăn tôm và uống bia cùng sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể ảnh hưởng đến thận và tăng nguy cơ bị bệnh gout.

Những bộ phận của tôm không nên ăn

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tôm bổ dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không nên ăn nhiều.

Vỏ

Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.

Đầu

Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.