Củ sắn
Sắn là thực phẩm dễ gây ngộ độc thực phẩm hơn cả nếu ăn cả vỏ. Ngộ độc sắn là ngộ độc cyanid hay còn gọi là acid hydrocyanic. Trong củ sắn thì chất độc tập trung chủ yếu ở vỏ sắn. Trong vỏ sắn có 2 hetorozit bị thuỷ phân trong nước thành axít cyanhydric (CNH) ceton và glucose. Nếu bóc vỏ sắn và ngâm nước trước khi luộc thì chất độc sẽ mất đi. Ngộ độc nặng hơn ở trẻ em, người suy dinh dưỡng, đặc biệt nếu ăn sắn khi đói và ăn nhiều.
Iion cyanid chứa trong vỏ sắn được hấp thu nhanh ở đường tiêu hoá, vào máu rồi đến các cơ quan. Cyanid là một chất gây ngạt. Cyanid gắn với hemoglobine tạo thành HbCN (cyanhemoglobine), HbCN ức chế hoạt động của men hô hấp tế bào (cytochrome oxydase) làm cho tế bào không sử dụng được oxy, não và tim sẽ bị tổn thương do thiếu oxy trong khi áp lực oxy ở ngoại vi tăng lên do tế bào không sử dụng được.
Cà chua
Khi ăn cà chua bạn cũng nên bỏ vỏ. Ngoài việc có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu, vỏ cà chua còn khiến bạn không thể tiêu hóa và gây chứng tức bụng.
Cà chua chín có chứa nhiều axit tannic tập trung dưới vỏ. Khi xanh, chất này chủ yếu tập trung trong ruột cà chua nhưng lại dồn dần về phía vỏ khi chín. Axit tannic có thể phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác, tạo kết tủa, gây tức bụng, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, dù lớp vỏ cà chua rất mỏng manh, bạn cũng nên loại bỏ chúng trước khi ăn.
Quả hồng
Không nên ăn hồng khi chưa chín hẳn. Khi ăn nên gọt vỏ thật sạch, vì chất tannin trong vỏ hồng sẽ gây hại cho dạ dày.
Mã thầy
Mã thầy thường được trồng ở ruộng nước, vì vậy, vỏ của nó có thể chứa các chất độc hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, trong vỏ của mã thầy còn có các loại ký sinh trùng, nếu ăn mã thầy mà không rửa, bỏ vỏ thì rất dễ gây bệnh.
Theo Phương Vũ