Quân đội Triều Tiên có quân số thường trực tới 1,2 triệu người và thường xuyên thực hiện các cuộc diễn tập bắn đạn thật. (Ảnh: KCNA)
Một tàu chiến Triều Tiên phóng tên lửa chống hạm mới, trong cuộc diễn tập hôm 15/6/2015, để phản đối cuộc tập trận chung thường niên Mỹ - Hàn "Người bảo vệ tự do Ulchi". (Ảnh: KCNA)
Dù có lực lượng đông đảo, quân đội Triều Tiên bị cho là sử dụng vũ khí lạc hậu, do Liên Xô cũ phát triển hoặc tự sản xuất trong nước. (Ảnh: KCNA)
Các tàu đổ bổ Triều Tiên trong một cuộc diễn tập. (Ảnh: KCNA)
Hải quân Triều Tiên có lực lượng hùng hậu với 430 tàu tuần tra chiến đấu, 260 tàu đổ bộ và 70 tàu ngầm. (Ảnh: KCNA)
Quân đội Triều Tiên được cho là sở hữu tới hàng nghìn khẩu pháo, trong đó uy lực nhất là pháo Kosan cỡ nòng 170mm, tầm bắn 40km (Ảnh: KCNA).
Theo tờ National Interest, các hệ thống pháo của Triều Tiên có thể đặt nhiều thành phố lớn của Hàn Quốc trong tầm hỏa lực, với khả năng nã nửa triệu quả đạn pháo chỉ trong một giờ. (Ảnh: KCNA)
Về mặt lý thuyết, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc với chỉ một thỏa thuận đình chiến thay vì hiệp ước hòa bình. (Ảnh: KCNA)
Các thế hệ lãnh đạo Triều Tiên luôn rất chú trọng xây dựng quân đội, trong đó cố lãnh đạo Kim Jong-il từng áp dụng chính sách "quân đội trước hết". (Ảnh: Reuters)
Các hệ thống tên lửa liên hoàn của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng. (Ảnh: KCNA)
Triều Tiên có lực lượng quân nhân dự bị vô cùng đông đảo, với 7,7 triệu người. (Ảnh: Reuters)
Bất chấp các lệnh cấm vận và trừng phạt quốc tế, Triều Tiên những năm qua vẫn theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân, với một số thành tựu đáng chú ý. (Ảnh: Reuters)
Triều Tiên hồi tháng 3 năm nay đã lần đầu xác nhận sự tồn tại của các hệ thống phóng tên lửa liên hoàn cỡ nòng 300mm. (Ảnh: KCNA)
Một bản báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ năm 2015 về năng lực quân sự Triều Tiên nhận định, các hệ thống tên lửa liên hoàn Triều Tiên đặt các khu vực phía bắc Hàn Quốc trong tình trạng bị đe dọa thường trực. (Ảnh: KCNA)
Triều Tiên được tin là sở hữu tới 4200 xe tăng các loại. (Ảnh: Reuters)
Binh sỹ Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh. (Ảnh: Reuters)
Từ năm 2015 phụ nữ Triều Tiên cũng bị bắt buộc phải nhập ngũ, làm nghĩa vụ quân sự. (Ảnh: Reuters)
Hầu hết thanh niên Triều Tiên đều nhập ngũ sau khi học hết phổ thông. Nam giới phục vụ 10 năm, phụ nữ phục vụ 7 năm. (Ảnh: Reuters)
Tại Triều Tiên, việc tham gia quân đội hoặc trở thành viên chức chính phủ gắn liền với nhiều ưu đãi, trong đó có việc được phép sở hữu xe máy hoặc ô tô. (Ảnh: Reuters)
Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu, binh sỹ quân đội Triều Tiên cũng phải tham gia các hoạt động sản xuất kinh tế. (Ảnh: Reuters)
Triều Tiên được tin là sở hữu quân đội đông đảo thứ tư thế giới, tuy nhiên rất ít chi tiết về quân đội nước này được công bố. (Ảnh: KCNA)
Binh sỹ Triều Tiên duyệt binh trên các xe mô tô chiến đấu. (Ảnh: Reuters)