Nhiều trường đại học sẽ bị 'bóp chết'?

Nhiều trường đại học sẽ bị 'bóp chết'?
TP - Một chuyên gia dự báo, ngoài yếu tố chất lượng, những món nợ khổng lồ vay của ngân hàng để mua đất, đầu tư... sẽ “bóp chết” các trường ĐH không tuyển sinh được nay mai, do thu không đủ bù chi, do không đủ tiền để trả nợ ngân hàng...

> Trường đại học chống đạo văn
> Thu hồi bằng Tiến sĩ của Phó Viện trưởng vì 'đạo văn'

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Sau 15/11, các trường báo cáo kết quả tuyển sinh và Bộ GD&ĐT sẽ xem xét để có phương án giải quyết riêng cho các trường khó tuyển (khoảng 20 trường). Ông Văn Đình Ưng - Hiệp hội các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) ngoài công lập (NCL) cho biết như vậy. Tuy nhiên, sau giờ G, còn có khá nhiều trường vẫn trong tình cảnh không gỡ nổi và có dự báo là sẽ có thể bị “bóp chết” trong nay mai do chính sách quản lý giáo dục.
 

Trường chờ Bộ

Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, được giới chuyên môn đánh giá là đào tạo khá nghiêm túc, chỉ tuyển được dưới 100 người học trên tổng số 600 chỉ tiêu. Một trường ĐH NCL khác ở tỉnh Hà Nam có cơ ngơi hoành tráng vào bậc đáng nể cũng chỉ tuyển sinh được hơn trăm thí sinh.

   Theo quy chế Tuyển sinh hiện hành, chỉ có 1 kỳ thi trong 1 năm nên nếu muốn có 2 hay nhiều kỳ thi thì phải sửa đổi quy chế. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang gấp rút sửa đổi quy chế để có thể xem xét đề xuất của các trường về kỳ thi tuyển sinh mùa xuân

Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga

Lúc đầu, trường này cũng tuyển được khoảng 300-400 người học nhưng thấy trường rộng mênh mông lại vắng ngơ vắng ngắt, tình trạng giáo viên lèo tèo nên cả thầy cả trò đều... ra đi, khiến cả mùa tuyển sinh 2013 chỉ có hơn 100 thí sinh đến học. Đây là một trong những trường có khả năng đóng cửa cao nhất hiện nay ở khu vực phía Bắc.

Ông Văn Đình Ưng cho biết: Các trường khó tuyển hiện nay như: Lương Thế Vinh, Trưng Vương, Vĩnh Phúc, Yec Xanh, Phan Chu Trinh... vẫn đang hy vọng Bộ GD&ĐT cho thêm một kỳ thi tuyển sinh mùa xuân.

Cũng theo ông Văn Đình Ưng một ngày nào đó, Bộ GD&ĐT sẽ ra văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết T.Ư 8 về trao quyền tự chủ cho các trường ĐH. Ông Ưng khẳng định: Bộ chỉ cần sửa quy chế tuyển sinh là xong. Các trường chỉ mong tự chủ, đỡ công việc cho Bộ để Bộ tập trung vào việc khác!

Vì sao?

Năm 2013, việc xác định điểm sàn theo phương thức mới đã được Bộ GD&ĐT cho là cứu cánh của các trường khó tuyển, đặc biệt khối NCL. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khoảng hơn 20 trường vẫn không tuyển đủ người học. Ông Đặng Hữu, Chủ tịch hội đồng quản trị ĐH quốc tế Bắc Hà lý giải: Với phương thức tính toán mới, Bộ GD&ĐT cho rằng, nguồn tuyển năm nay là hơn 1 triệu lượt thí sinh trên điểm sàn có thể vào học tại các trường ĐH, CĐ.

Tuy nhiên, ông Đặng Hữu nói, ngay cả tính toán này cũng... ảo, vì trên thực tế, chỉ có hơn 800.000 học sinh tốt nghiệp THPT và số thí sinh tự do, dù nhiều cũng chỉ khoảng 10% con số kể trên. Dù có kỳ tuyển sinh mùa xuân, các trường cũng chưa chắc tuyển sinh thêm được, ông Đặng Hữu dự báo, vì đến thời điểm này, các thí sinh đã đi học các trường CĐ hoặc trường nghề hoặc bắt đầu ôn thi lại!

Nhiều trường ĐH sẽ bị 'bóp chết'?

Một chuyên gia giáo dục nói: Thử hình dung, mỗi tỉnh thành phố có một trường ĐH địa phương; thậm chí một tỉnh có vài ba trường ĐH, có nhiều trường CĐ được nâng cấp lên ĐH, giáo viên không có mấy... Chuyên gia này cho biết, hằng ngày, bà nhận được những cú điện thoại từ phụ huynh học sinh phàn nàn về chất lượng thầy cô, cơ sở vật chất và hỏi xem trường có “chết” không để còn rút con em về học trường khác...

Chuyên gia này dự báo, ngoài yếu tố chất lượng, những món nợ khổng lồ vay của ngân hàng để mua đất, đầu tư... sẽ “bóp chết” các trường ĐH không tuyển sinh được nay mai, do thu không đủ bù chi, do không đủ tiền để trả nợ ngân hàng...

Và như vậy, mục tiêu của ngành GD&ĐT đề ra đến năm 2015 phải có 40% sinh viên được đào tạo từ khối các trường NCL sẽ bị phá sản.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.