Nga liên tục tập trận với máy bay ném bom chiến lược Tu-160 lớn nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
Tu-160, oanh tạc cơ mạnh nhất của Nga có biệt danh “Thiên nga trắng”
Tu-160, oanh tạc cơ mạnh nhất của Nga có biệt danh “Thiên nga trắng”
TPO - Các cuộc tập trận bao gồm khoa mục phóng tên lửa hành trình từ các máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160, oanh tạc cơ mạnh nhất của Nga có biệt danh “Thiên nga trắng”.

Bộ Tư lệnh Hàng không tầm xa của Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga đã tiến hành cuộc tập trận chỉ huy, một phần của đợt huấn luyện mùa đông thường lệ, theo Bộ Quốc phòng Nga.

Đáng chú ý, cuộc tập trận bao gồm khoa mục phóng tên lửa hành trình từ các máy bay ném bom Tu-95MS và Tu-160, oanh tạc cơ mạnh nhất của Nga có biệt danh “Thiên nga trắng”. Đây cũng là máy bay ném bom lớn nhất thế giới hiện nay.

Cuộc tập trận này là một trong những cuộc diễn tập quân sự được tiết lộ trong thời gian gần đây khi Nga tăng cường binh lực trên toàn quốc và đặc biệt là ở khu vực Biển Đen.

Khoảng 10 máy bay, bao gồm cả Tu-95MS, Tu-160 và máy bay tiếp dầu Il-78 hỗ trợ chúng, đã bay từ vùng Saratov đến một khu vực ở Cộng hòa Komi, phía tây bắc nước Nga, phía tây dãy Urals, nơi chúng tấn công các mục tiêu mặt đất với tên lửa hành trình và quay trở lại căn cứ sau hơn bảy giờ bay.

Các nhiệm vụ bao gồm "tiếp nhiên liệu ở độ cao hơn 6.000 mét và tốc độ khoảng 600 km một giờ, tuần tra trên không trong một khu vực nhất định”.

Mặc dù không được đề cập trong tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, các máy bay ném bom tham gia nhiều khả năng thuộc Trung đoàn Máy bay ném bom đóng tại căn cứ không quân Engels, thực tế là ở vùng Saratov, trong khi khu vực tác chiến không xác định là ở Pemboy, thực tế là ở Komi, theo phán đoán của Insider.

Tầm tác chiến tương tự cũng được áp dụng vào năm 2019 khi Nga thực hiện vụ thử tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal lần đầu tiên ở khu vực biển Barents.

Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video từ cuộc tập trận này cho thấy tên lửa Kh-555 đang nằm trong khoang chứa bom của cả Tu-95 và Tu-160.

Kh-555 là một biến thể vũ trang thông thường của tên lửa hành trình cận âm hạt nhân Kh-55 (NATO định danh là AS-15 "Kent"), với hệ thống dẫn đường được cải tiến và tầm bắn ít nhất 2.500 km. Một số nguồn báo cáo tầm bắn của loại này lên đến 3.000 - 3.500 km.

Tên lửa bắt đầu được biên chế vào đầu những năm 2000 và có thể được triển khai trên Tu-95 (6 hoặc 16 tên lửa, tùy thuộc vào phiên bản máy bay) và Tu-160 (12 tên lửa).

Theo một số nguồn tin, tiêm cường kích Su-34 cũng có khả năng mang một đạn Kh-555, trong khi vẫn chưa biết oanh tạc cơ tầm trung Tu-22M3 đã được tích hợp tên lửa này hay chưa. Kh-555 đã được sử dụng trong các cuộc không kích của Nga nhằm vào các mục tiêu trên bộ của IS ở Syria vào năm 2015.

Đây chỉ là một trong những cuộc tập trận của máy bay ném bom mà một số nhà phân tích gọi là "sự gia tăng" hoạt động quân sự của Nga.

Một sự kiện đáng chú ý khác xảy ra một ngày sau cuộc tập trận tên lửa hành trình, khi hai chiếc Tu-160 thực hiện sứ mệnh kéo dài 8 giờ trên Biển Baltic được hộ tống bởi các máy bay Su-35S của Lực lượng Hàng không Vũ trụ và Su-27 của Hàng không Hải quân Hạm đội Baltic, được hỗ trợ bởi một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW & C) A-50.

Đáp lại, Trung tâm Điều hành Không quân Liên hợp của NATO (CAOC) tại Uedem (Đức) đã cử máy bay chiến đấu của đồng minh từ các căn cứ ở Estonia, Litva và Ba Lan để theo dõi và xác định các máy bay Nga đang đến gần vì một số máy bay không thể nhận dạng bằng tín hiệu bộ phát đáp.

NATO chỉ rõ rằng máy bay Nga đã bị tiêm kích Eurofighter Typhoon của Đức và các máy bay chiến đấu F-16C của Không quân Ba Lan từ Căn cứ Không quân Poznan bám đuôi.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.