Tuần dương hạm của Nga. |
Mặc dù LHQ đã quyết định gửi lực lượng gìn giữ hoà bình đến đây nhưng những cuộc xung đột vũ trang vẫn thường xuyên diễn ra.
Hầu như không ngày nào không vang lên những vụ nổ bom cũng như những tiếng súng bắn nhau giữa quân đội chính phủ và các nhóm vũ trang thù địch.Hầu như không ngày nào không có những thông tin về tình hình bất an trên các đường phố và những vụ bắt cóc con tin.
Cho tới những ngày gần đây, Matxcơva vẫn bóng gió ám chỉ Syria thuộc phạm vi lợi ích của Nga nhưng việc bãi bỏ chuyến đi của tuần dương hạm Matxcơva là một trong những tín hiệu mới nhất chứng tỏ lập trường của Nga dường như đã có sự thay đổi.
Quả thật, hiện nay tại vùng biển Syria vẫn có một số tàu chiến của Nga đang hoạt động, chẳng hạn, tàu tuần tra “Smetlivyi” và tàu trinh sát “Kildin”.
Trong khi ấy Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục thi hành những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với Syria. Mới đây nhất, đại diện thường trực của Syria ở LHQ cho biết lần đầu tiên kể từ khi thành lập LHQ năm 1945, Syria sẽ không thể đóng góp vào ngân sách của Tổ chức quốc tế lớn nhất này vì không thể mở tài khoản tại các ngân hàng Mỹ do lệnh trừng phạt của chính quyền Mỹ. |
Ngoài ra, tại cảng Tartus của Syria còn vài chiếc tàu chiến của Nga nữa. Cách đây ít lâu, Bộ Tham mưu Hải quân Nga thông báo sẽ gửi thêm chiến hạm “Matxcơva”, chiến hạm chỉ huy của Hạm đội Biển Đen và mang tên lửa Slava có khả năng chống tàu ngầm và phòng không, đến vùng biển Syria vào ngày 1-6 tới.
Chiến hạm này có nhiệm vụ hoạt động tại đây trong vòng 3 tháng trước khi tham gia cuộc tập trận tại vùng biển Baltic. Nhưng giờ đây, chuyến đi của “Matxcơva” bị bãi bỏ.
Hơn thế nữa, theo lời giải thích của Bộ Tham mưu Hải quân Nga, việc bãi bỏ đó không phải vì tình trạng kỹ thuật của con tàu mà là vì “những đặc điểm của tình hình chính trị”.
Các nhà phân tích còn lưu ý đến một sự việc nữa. Tại cuộc họp Thượng đỉnh mới đây của khối G 8 vừa diễn ra tại Chicago, Thủ tướng Nga Medvedev nói rõ Matxcơva không bênh vực bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột hiện nay ở Syria.
Như vậy, tất cả các quốc gia có lợi ích va chạm nhau trong cuộc xung đột Syria dường như đã tìm được tiếng nói chung. Nếu đúng như vậy, chế độ của Tổng thống Assad đã sắp đến hồi kết thúc.
Tờ báo Nga “Moskovski komsomoles” hồi giữa tuần qua đã đăng tải một thông tin rất đáng chú ý: rất nhiều người trong gia đình ông Assad hiện đã trú ngụ ở Matxcơva.
Quả thật cuộc sống của họ ở thủ đô Nga không hề dễ dàng. Họ đã nhiều lần tìm cách mở tài khoản tại một ngân hàng lớn của Matxcơva nhưng bị từ chối.
Đại diện ngân hàng này giải thích lý do từ chối của mình là vì ngân hàng rất sợ bị mang tiếng xấu nếu nhận tiền gửi của những người trong gia đình Assad.
Theo nhận định của nhiều nhà phân tích, có thể thấy Nga ngay từ đầu đã không tỏ ra thật sự kiên quyết trong việc ủng hộ chế độ hiện nay ở Syria.
Nga đã không huy động mọi khả năng của mình cũng như không áp dụng “xu hướng tiến công” trong việc bảo vệ ông Assad.
Nga đã nhiều lần đưa ra những lời tuyên bố mạnh mẽ về vấn đề Syria cũng như đã dùng quyền phủ quyết tại HĐBA LHQ để ngăn chặn ý đồ lật đổ ông Assad nhưng tất cả chỉ là những “phản ứng thụ động”.
Hiển nhiên Nga không muốn vấn đề Syria gây trở ngại cho mối quan hệ với Mỹ và phương Tây. Bởi vì đối với Nga, mối quan hệ này vẫn thuộc hàng ưu tiên hơn. Vì thế nếu giờ đây Nga không tích cực ủng hộ chế độ của Tổng thống Assad như trước thì đó cũng là điều dễ hiểu.
Vũ Việt
Theo Mk.ru