Năng suất lao động Việt Nam vượt các nước Đông Nam Á

Công nhân kỹ thuật cao Việt Nam tại nhà máy sản xuất thiết bị thông tin quân sự. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Công nhân kỹ thuật cao Việt Nam tại nhà máy sản xuất thiết bị thông tin quân sự. Ảnh: Quân đội nhân dân.
TPO - Theo báo cáo về tầm nhìn kinh tế mới nhất của ICAEW (Economic Insight Report), tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đạt 184% trong giai đoạn 1991 – 2012, vượt qua các nước Đông Nam Á.

Báo cáo tầm nhìn kinh tế khu vực Đông Nam Á (Economic Insight: South East Asia) được thực hiện bởi Cebr, đối tác đồng thời là bộ phận dự báo kinh tế của ICAEW. Bản báo cáo cung cấp cho 144.000 khách hàng thành viên về tình hình kinh tế theo từng quý của khu vực Đông Nam Á, tập trung vào Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Ông Charles Davis, Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Giám đốc Cebr, chia sẻ: “Xét về năng suất lao động, Việt Nam đã có mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 184% trong giai đoạn từ 1991 đến 2012, tốc độ phát triển này thậm chí còn cao hơn cả các quốc gia nổi tiếng về năng suất lao động như Singapore và Malaysia. Ngày càng nhiều các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ đang di chuyển hoạt động sản xuất của họ vào Việt Nam. Việc duy trì chi phí cơ sở ở mức thấp là yếu tố then chốt để Việt Nam đảm bảo sự ổn định cho các dòng đầu tư.”

Ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á, nhận định: “Việt Nam đã đạt được mức phổ cập giáo dục cao hơn các quốc gia có mức thu nhập tương đương. Tuy nhiên, ưu thế này vẫn chưa được khai thác hiệu quả về mặt lợi ích kinh tế khi mà phần lớn các hoạt động thương mại vẫn đang bị đóng cửa, cũng như sự chênh lệch về kỹ năng sẵn có của lực lượng lao động với nhu cầu thực của nền kinh tế mới nổi. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tỷ lệ giữa lao động có kỹ năng và lao động không có kỹ năng cao nhất trong giai đoạn 2001 và 2012 với mức 76%.”

Với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, những đất nước có nền kinh tế phát triển hơn như Singapore hiện đang tìm kiếm giải pháp mở rộng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động, trong khi đó, Malaysia và Philippines đang phải đối mặt với hiện tượng chảy máu chất xám. Ước tính 10% dân số Philippines lựa chọn làm việc ở nước ngoài, và 295.000 người trong số 4,3 triệu lao động lành nghề của Malaysia rời nước này trong năm 2012. Tăng cường đầu tư nhằm phát triển và quốc tế hóa những lĩnh vực mà người lao động đang rời bỏ là rất cần thiết trong việc giữ chân nhân tài. Các thách thức khác phải kể đến là tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động còn thấp cũng như vẫn còn nhiều các hoạt động lao động không đăng ký.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.