TPO - Trong năm nay, hệ thống giao thông đô thị sẽ có bước chuyển mình quan trọng khi Hà Nội khởi công 2 tuyến mới, TPHCM chính thức bắt tay vào xây dựng tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
N gày 19/02/2025 , Hà Nội Metro đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các công ty thuộc hệ sinh thái giao thông xanh gồm Xanh SM, VinBus, FGF và V-Green để cùng phát triển mô hình giao thông công cộng thuần điện. Đặc biệt, với sự tích hợp từ các bên, lần đầu tiên một mạng lưới di chuyển xanh sẽ được kết nối liền lạc và thông minh trên một ứng dụng duy nhất, mang lại sự thuận tiện tối đa cho người dùng.
TPO - 6 cơ chế đặc thù sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc về cơ chế, chính sách, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, tổ chức thực hiện, huy động vốn... trong việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM.
TPO - Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB - chủ đầu tư dự án metro Nhổn – ga Hà Nội) vừa cho biết, ngày 3/2 dự án đã khởi động khoan đoạn đi ngầm bằng máy đào TBM (rô bốt) thứ hai. Sự việc diễn ra sau 6 tháng, máy khoan hầm thứ nhất đã hoạt động và đào được một bên hầm dài gần 1.000 mét.
TPO - Hiện cả nước duy nhất tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội đưa vào khai thác thương mại, bình quân vận chuyển khoảng 30.000 lượt khách mỗi ngày. Do chi phí vận hành vượt doanh thu bán vé, nên hiện công ty vận hành tuyến đường sắt này đang âm vốn chủ sở hữu hơn 24 tỷ đồng.
TPO - Thay vì chỉ khoảng 18.000 đến 30.000 hành khách/ngày, dịp 2/9 đang diễn ra, tàu Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội đã ghi nhận có ngày vận chuyển được gần 56.000 hành khách, lập kỷ lục mới.
Ngay cả khi đạt được mốc tiến độ đang được đề xuất điều chỉnh, UBND TP. Hà Nội vẫn mất 20 năm để có thể kết thúc việc xây dựng Dự án Tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.
TPO - Hiện, Hà Nội đang triển khai xây dựng 2 dự án đường sắt đô thị là tuyến Nhổn - ga Hà Nội và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, nhưng cả 2 dự án này đều chậm tiến độ, nhiều vướng mắc và tiếp tục đội vốn dẫn tới phải điều chỉnh thủ tục đầu tư.
TPO - Sáng 10/12 (giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Đại công quốc Luxembourg, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Thủ tướng mong muốn tăng cường quan hệ với EIB với quy mô đầu tư tài chính lớn hơn. Cùng với đó là xử lý những vướng mắc của các dự án đã triển khai. Đặc biệt là các thoả thuận liên quan đến dự án Metro số 2 tại TPHCM và dự án Metro số 3 tại Hà Nội.
TPO - Giờ cao điểm sáng và chiều hàng ngày, các toa tàu điện từ Yên Nghĩa (Hà Đông) về ga Cát Linh và ngược lại luôn chật cứng hành khách. Phần nhiều hành khách sử dụng tàu điện là dân văn phòng, công sở đi làm và học sinh, sinh viên đi học. Hơn 32.000 lượt khách đi mỗi ngày, có tới hơn 70% hành khách sử dụng vé tháng, sau gần năm đi vào hoạt động.
TPO - UBND TP. Hà Nội đang tiến hành các thủ tục trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Dự án đường sắt đô thị tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo với trọng tâm là xin lùi tiến độ hoàn thành tới năm 2027 thay vì năm 2015, xin tăng tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên gần 36.000 tỷ đồng.
TPO - Bộ GTVT cho hay, hiện tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã tăng khai thác từ 6 lên 9 đoàn tàu/ngày, giúp giảm thời gian chờ giữa các chuyến tàu từ 10 phút xuống còn 6 phút/chuyến.
TPO - Tính đến nay, ngân sách đã bố trí hơn 66.000 tỷ đồng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, nhưng việc chuẩn bị đầu tư và thực hiện thi công các dự án đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư.
TPO - Bộ GTVT cho biết, các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM đang thi công đều chậm tiến độ, trong đó có nguyên nhân tới từ vấn đề năng lực chưa đáp ứng yêu cầu của ban quản lý dự án, sự chỉ đạo và điều hành của địa phương còn lúng túng, chưa kịp thời.
TPO - Sáng 13/1, dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã chính thức được khánh thành, sau khi dự án được đưa vào khai thác thương mại hơn 2 tháng, đánh dấu kết thúc giai đoạn đầu tư. Còn lãnh đạo đơn vị vận hành thương mại thấy rất vui sau 2 tháng khai thác vẫn lo được lương cho người lao động đúng hạn.
TPO - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đúng 7h ngày 6/11/2021, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội sẽ ký bàn giao, tiếp nhận dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ngay sau đó, tuyến đường sắt này sẽ chính thức khai thác thương mại. Lãnh đạo Bộ GTVT cũng nhìn nhận có được nhiều kinh nghiệm lớn sau khi triển khai dự án này.
TPO - Tin từ Bộ GTVT cho hay, bộ đã thống nhất với UBND TP Hà Nội dự kiến bàn giao tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào ngày 6/11, để địa phương đưa vào khai thác thương mại.
TPO - Chiều 1/11, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, bộ đã yêu cầu nhà thầu chạy thử liên tục các đoạn tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho tới ngày bàn giao về Hà Nội.
TPO - Dự án Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011, là tuyến đường sắt đô thị thứ 2 tại Việt Nam được khởi công xây dựng sau tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Tới nay, dự án đã trải qua 5 đời bộ trưởng GTVT, gồm các ông: Đào Đình Bình, Hồ Nghĩa Dũng, Đinh La Thăng, Trương Quang Nghĩa và hiện là ông Nguyễn Văn Thể.
TPO - Do dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) không hoàn thành đúng tiến độ, nên phải kéo dài hợp đồng tư vấn giám sát làm tăng chi phí hợp thêm trên 7,8 triệu USD (tương đương khoảng 177 tỷ đồng). Tuy nhiên, số tiền này vẫn chưa có nguồn để trả.
TPO - Sau gần 2 tháng gửi hồ sơ dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) cho Hội đồng kiểm tra nhà nước nhưng chưa được thông qua để bàn giao cho Hà Nội khai thác thương mại, Bộ GTVT tiếp tục giải trình thêm nội dung tư vấn khuyến cáo và đề nghị (hội đồng) xem xét.
TPO - Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) vẫn chưa thể đưa vào khai thác thương mại do phải chờ phê duyệt của Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng. Dù đã được cấp chứng nhận an toàn hệ thống, nhưng tư vấn đánh giá an toàn vẫn đưa kèm 16 khuyến cáo, do dự án sử dụng tiêu chuẩn Trung Quốc nhưng tư vấn lại đánh giá theo tiêu chuẩn châu Âu.
TPO - Bộ GTVT cho biết, từ hôm nay (31/3), Ban quản lý dự án đường sắt sẽ bắt đầu kiểm đếm và bàn giao tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho đơn vị vận hành dự án phía Hà Nội. Dự kiến, cuối tháng 4 này sẽ xong bàn giao để Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.
TPO - Nhiều công nhân vận hành dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông gọi đến đường dây nóng báo Tiền Phong phản ánh, họ bị dừng hợp đồng. Gặp khó khăn, nhiều người phải chạy Grab để kiếm tiền tiêu Tết.
TP - Sau khi bị công nhân “tố” đòi lương, dự án đường sắt đô thị (metro) Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội lại vừa bị nhà thầu “dọa” dừng thi công do chậm thanh toán các khối lượng đã thực hiện xong.
TPO - Hôm nay, tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) đầu tiên của Hà Nội chính thức vận hành kỹ thuật, 13 đoàn tàu với sức chứa trên 28.000 hành khách/giờ/chiều và vận hành với tốc độ tối đa 80km/h. Dự kiến các đoàn tàu sẽ vận hành kỹ thuật trong thời gian từ 3 đến 6 tháng, sau đó sẽ vận hành thương mại - chở khách chính thức.
Phố Hàng Giấy, Hàng Đường, Hàng Ngang, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Bài (Hà Nội) sẽ là nằm trên đường đi của tuyến metro số 2 dài 11,5 km, trị giá gần 20.000 tỷ đồng dự kiến được hoàn thành năm 2017.