Máy bay săn ngầm Mỹ hạ cánh trên đảo Ấn Độ và thông điệp cho Trung Quốc

Máy bay tác chiến chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ
Máy bay tác chiến chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ
TPO - Máy bay tác chiến chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ lần đầu tiên thực hiện tiếp nhiên liệu tại căn cứ quân sự nằm ở vị trí chiến lược của Ấn Độ trên quần đảo Andaman & Nicobar. Điều này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng trên biên giới tranh chấp kéo dài từ tháng 6 năm 2020, với các cuộc đụng độ cấp thấp khiến hơn 150 binh lính Ấn Độ thương vong.

Theo Military Watch, Mỹ đã bày tỏ mối quan tâm về việc tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương, khu vực nằm dọc theo các tuyến đường thương mại chính của Trung Quốc và có thể được sử dụng để ngăn chặn thương mại của Trung Quốc với Trung Đông, châu Âu và châu Phi. Hải quân Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc (PLAN) dự kiến sẽ đưa vào biên chế một số lượng đáng kể tàu ngầm lớp Type 095 mới để tăng cường năng lực bảo vệ các tuyến đường biển thương mại. Đây là lớp tàu chiến hiện đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng, được kỳ vọng đi tiên phong với một số công nghệ gảm tiếng ồn mới mang tính cách mạng và vượt qua các đối thủ tiên tiến nhất đến từ Mỹ và Nga về khả năng tàng hình.

Sự hiện diện của máy bay tác chiến chống tàu ngầm Mỹ ở Ấn Độ Dương là chìa khóa để duy trì cân bằng quyền lực trong khu vực có lợi cho phương Tây và sự hỗ trợ của Ấn Độ sẽ giúp giảm gánh nặng hậu cần cho các hoạt động quân sự của Mỹ. Lần tiếp nhiên liệu đầu tiên cho một chiếc P-8 của Mỹ được cho là diễn ra vào cuối tháng 9 và được thực hiện theo Biên bản Thỏa thuận Trao đổi Hậu cần (LEMOA) mà hai nước đã ký vào năm 2016. Một nguồn tin quân sự giấu tên được một số hãng truyền thông Ấn Độ trích dẫn, liên quan đến việc tiếp nhiên liệu cho máy bay: “Chiếc máy bay đã hạ cánh hơn một tuần trước trên một đường băng ở quần đảo Andaman & Nicobar để tiếp nhiên liệu theo khuôn khổ LEMOA. Máy bay đã có mặt tại căn cứ trong vài giờ trước khi tiếp tục hành trình”.

Vụ việc đánh dấu lần đầu tiên một máy bay Mỹ nhận được sự hỗ trợ như vậy từ Quân đội Ấn Độ, thể hiện một sự thay đổi lớn trong quan hệ dưới thời chính quyền Narendra Modi của Ấn Độ. Mỹ và Ấn Độ đã gần rơi vào tình trạng chiến tranh vào đầu những năm 1970 dưới chính quyền Richard Nixon và chỉ có sự can thiệp của Liên Xô để bảo vệ Ấn Độ mới ngăn chặn Mỹ phát động các cuộc tấn công quy mô lớn vào nước này.

Theo báo chí Ấn Độ, điều làm cho việc tiếp nhiên liệu trở nên quan trọng là máy bay tuần thám săn tàu ngầm P-8 của Mỹ hạ cánh xuống quần đảo Andaman trong khi cuộc đối đầu giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang diễn ra ở Ladakh.

Việc tiếp nhiên liệu, vào ngày 25 tháng 9, chỉ là điều mà cả Mỹ và Ấn Độ đã thống nhất khi ký LEMOA, một hiệp ước 'nền tảng'. Nhưng sự kiện này là một thông điệp, trong thời đại “không chiến tranh, không hòa bình” như lời của Tổng tư lệnh Không quân Ấn Độ RKS Bhadauria, là một thông điệp rằng Ấn Độ có nhiều “bạn tốt”.

Việc Australia có khả năng tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar cũng là một thông điệp tương tự. Cuộc tập trận Malabar có khả năng diễn ra trong khoảng một tháng và lần này, các tàu chiến Australia sẽ tập trận cùng các tàu chiến của Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ ở Ấn Độ Dương. Nhưng ngoài Mỹ và Úc, một số cuộc tập trận lớn đang được lên kế hoạch với các quốc gia thân thiện. Ấn Độ và Pháp sẽ tham gia tập trận hải quân Varuna từ ngày 10 đến 15 tháng 10. Ấn Độ cũng sẽ tập trận hải quân kéo dài 4 ngày với Singapore và Thái Lan, bắt đầu từ ngày 17/11, tập trận SIMBEX giữa Ấn Độ và Singapore từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 11. Cả hai sẽ diễn ra ở biển Andaman.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.