TPO - Trong khi nhiều tuyến vỉa hè ở Hà Nội được đầu tư lát đá tự nhiên, gạch giả đá với số vốn đầu tư cả trăm tỷ đồng, thì việc cải tạo, sửa chữa, lát vỉa hè bằng gạch block tự chèn ở phố Trường Chinh khiến nhiều người bất ngờ.
TPO - Những ngày qua, nhiều nhóm công nhân dùng máy khoan đục phá vỉa hè được lát đồng bộ trên phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để hạ ngầm đường ống nước. Việc này gây băn khoăn cho dư luận, bởi theo quy định của thành phố Hà Nội, chỉ những tuyến phố được hạ ngầm đồng bộ mới tiến hành cải tạo, lát vỉa hè.
TPO - Vỉa hè của tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (quận Đống Đa) từng được mệnh danh là “đường đắt nhất hành tinh” với chi phí hơn 1,4 tỷ đồng/m đang được bóc dỡ, cải tạo để thay vỉa hè gạch bằng đá tự nhiên.
TP - Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, đến thời điểm này, nhiều quận, huyện đã đề xuất lát vỉa hè các tuyến phố mới trong năm 2023, trong đó số lượng vỉa hè lát bằng đá tự nhiên giảm đáng kể, đa số đề xuất sử dụng gạch giả đá.
TPO - Liên quan đến việc nhiều khối đá còn nguyên kiện đã sứt mẻ, nứt vỡ, có nhiều vết rạn được đưa đi lát. Hiện tại, những khối đá bị nứt được quét bằng nước xi măng đã đánh dấu "đá loại trả về", nhưng cũng có một số vẫn được sử dụng. Tại một số tuyến phố, công trường lát đá vỉa hè đã được lắp biển báo.
TPO - Chuyên gia vật liệu xây dựng chỉ rõ, đá lát vỉa hè được khai thác bằng hình thức nổ mìn nên các liên kết, phân tử trong đá vị đứt gãy mất liên kết, giòn, dễ vỡ, thậm chí có vết nứt sẵn.
TP - Cải tạo lại vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nhằm hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu vực và đáp ứng nhu cầu của nhân dân, UBND quận đã chỉ đạo hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế chi tiết đến từng hố trồng cây...
TPO - Trên tuyến phố Võ Thị Sáu (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng) hiện đang diễn ra việc lát lại vỉa hè phía bên trái (số nhà chẵn) theo hướng từ Thanh Nhàn – Trần Khát Chân. Vỉa hè phía bên Công viên Tuổi trẻ vẫn được giữ nguyên.
TP - Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Đô thị, HĐND thành phố Hà Nội, có cuộc trao đổi với PV Tiền Phong về nhiều điểm nóng trong quản lý đô thị, nhất là sau khi dư luận bất bình về phong trào lát đá vỉa hè, tái chiếm lòng đường vỉa hè...
TP - Mặc dù các chủ đầu tư dự án lát đá tự nhiên vỉa hè đều khẳng định, gạch block cũ sau khi lật lên sẽ được loại bỏ, đưa về các bãi phế thải xây dựng. Thực tế, rất nhiều gạch block cũ đã bị tuồn ra ngoài, bán với giá 1.000 - 2.000 đồng/viên tùy loại.
TPO - Trong khi Hà Nội đang trở thành "đại công trường" thi công vỉa hè, thì vô số gạch block cũ được bóc lên sau khi lát đá vỉa hè cũng trở thành phế thải xây dựng. Số gạch cũ này sẽ được vận chuyển đi đâu?
TP - Trao đổi tại họp báo về kỳ họp thứ 5, HĐND thành phố Hà Nội khóa XV chiều 30/11, ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội cho biết, HĐND thành phố đã tiếp nhận thông tin báo chí phản ánh về tình trạng lát đá vỉa hè ở Hà Nội.
TP - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Trần Việt Trung cho biết, có thể một số quận huyện hiểu nhầm chỉ đạo của thành phố về chủ trương lát đá vỉa hè, tuy nhiên, theo tài liệu Tiền Phong có được, các quận, huyện đều thực hiện theo văn bản chỉ đạo của UBND thành phố.
TP - Theo tìm hiểu của Tiền Phong, việc thi công lát đá vỉa hè tại một số quận được tổ chức đấu thầu công khai, tuy nhiên, có những đơn vị thi công gần như tất cả các tuyến phố trên địa bàn một quận. Tình trạng chất lượng kỹ thuật lát đá vỉa hè chưa đạt yêu cầu vẫn khá phổ biến.
TP - Sáng 30/11, theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, hàng loạt viên đá lát trên vỉa hè phố Mỗ Lao, Trần Phú (Hà Đông) bị gãy, vỡ đã được lật lên để chuẩn bị làm lại. Theo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Hà Đông, toàn tuyến lát đá vỉa hè dọc đường Trần Phú – Quang Trung dài hơn 5km có giá 180 tỷ đồng.
TP - Trao đổi với Tiền Phong ngày 29/11, ông Trịnh Hữu Tuấn - Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, trên địa bàn quận có 72 tuyến phố, trong đó có 1 tuyến đang triển khai lát đá tự nhiên với chiều dài khoảng 200m. Sau khi báo chí phản ánh tình trạng đá tự nhiên mới lát trên nhiều vỉa hè tuyến phố Hà Nội, nhưng nhanh chóng xuống cấp, UBND quận Đống Đa quyết định tạm dừng việc dùng đá tự nhiên để lát vỉa hè để “đánh giá lại hiệu quả, chất lượng từ loại vật liệu này”.
TP - Điểm nhấn chỉnh trang đô thị bắt đầu từ… vỉa hè. Một phong trào làm mới bộ mặt đô thị bằng cách thay đá cũ bằng đá tự nhiên bởi những người xây dựng dự án cho rằng loại vật liệu này có tuổi thọ từ 50 đến 70 năm. Tuy nhiên, quan sát của phóng viên cho thấy, nhiều tuyến đường mới lát xong một thời gian ngắn đã hư hỏng nặng, thậm chí có chỗ nát vụn phải lật lên vá lại.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong về việc triển khai lát đá vỉa hè ở quận Hoàng Mai, Hà Nội, ông Vũ Thế Khoản, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai khẳng định sẽ tiếp thu thông tin của PV và làm rõ dấu hiệu thi công kém chất lượng.
TPO - Sau phản ánh của báo Tiền Phong tiêu đề “Đồng loạt lát vỉa hè bằng đá tự nhiên: Vội vã?”, nhiều bạn đọc đã gửi thư đến toà soạn cho rằng cần làm rõ những hạn chế trong việc lát vỉa hè đồng loạt bằng đá tự nhiên hiện nay, liệu có tình trạng lãng phí hay lợi dụng lát đá vỉa hè để trục lợi hay không?
TP - Một số chuyên gia trong ngành xây dựng cho rằng, trước thực trạng hạ tầng và vỉa hè thiếu đồng bộ, thiếu ổn định như hiện nay, Hà Nội không nhất thiết tuyến phố nào cũng phải dùng đá tự nhiên để lát vỉa hè vì sẽ gây tốn kém, lãng phí lớn.
TP - Vỉa hè với chức năng thiên bẩm là nơi dành cho người đi bộ, thế nên việc chỉnh trang, cải tạo vỉa hè chỉ thực sự đẹp đúng nghĩa khi đó là không gian của người đi bộ.
TP - Hà Nội vừa quyết định sẽ lát lại vỉa hè gần 1.000 tuyến phố ở khắp 12 quận nội thành bằng đá tự nhiên, có kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm, với giá thành khoảng dưới 500.000 đồng/m2. Rồi đây cả thủ đô sẽ như được khoác một “tấm áo” mới.