Kiên trì chữa bệnh để bám trường đứng lớp
Thầy cô giáo như những người chèo đò, lặng thầm mà bền bỉ đưa bao thế hệ học trò đến với tri thức.
Người làm nghề giáo cao quý, thanh bạch sẽ càng vất vả hơn khi không may mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiên trì chữa bệnh khớp để bám trường, đứng lớp và giúp đỡ cho nhiều người khác thoát bệnh là câu chuyện đáng trân trọng và cảm phục về cô giáo Trần Thị Ngừng – giáo viên Trường THCS Nam Mỹ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Vất vả cô giáo vùng quê
Cô Ngừng chia sẻ: ““Gia đình tôi sống ở nông thôn nhưng rất hiếu học và coi trọng cái chữ nên có nhiều thế hệ theo nghề dạy học, từ đời các cụ đến đời tôi rồi các con tôi bây giờ. Tất cả là do có niềm đam mê với nghề và quyết tâm phấn đấu không ngừng”.
Chồng cô giáo Ngừng làm về xây dựng, thường xuyên xa nhà. Một mình nuôi ba con nhỏ, ngoài giờ dạy học, cô còn cấy thêm một mẫu ruộng, trồng hoa màu để có thêm thu nhập. Vất vả, khổ cực là thế, nhưng chính nhờ những bài giảng, tình yêu công việc, nhiệt huyết đối với các học trò đã giúp cô vượt lên tất cả, hoàn thành nhiệm vụ và nhiều năm liền được tuyên dương là giáo viên dạy giỏi.
Tuy nhiên, sức người có hạn, với vóc dáng nhỏ bé và gắng nặng công việc cũng như trách nhiệm với gia đình đã khiến cô Ngừng đổ bệnh. Năm 2007, đúng dịp khai giảng năm học mới, cô được Nhà trường phân công đọc diễn văn khai giảng nhưng đã không thể hoàn thành nhiệm vụ do bị đau cột sống lưng và khớp gối, ngồi xuống không đứng lên được.
Kiên trì chữa bệnh
Biết hoàn cảnh gia đình neo người, chồng không có nhà nên chị em giáo viên trong trường đã đến đưa cô Ngừng lên Bệnh viện đa khoa Nam Định chụp chiếu thì phát hiện bị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa đốt sống số 4&5. Bệnh viện kê thuốc theo chế độ bảo hiểm về uống nhưng uống chưa hết thuốc thì bệnh dạ dày của cô lại tái phát gây đau ghê ghớm khiến phải dừng điều trị Tây y.
Bệnh chưa khỏi lại không uống được thuốc tây nên cô Ngừng quyết định chữa bệnh khớp theo kinh nghiệm dân gian như: chườm ngải cứu rang muối, ăn nhiều lá lốt hầm, ngâm châm nước ấm với gừng trước khi ngủ… Những cách giảm đau này tuy có mất thời gian và lách cách nhưng cô kiên trì áp dụng đều đặn trong một thời gian dài thì thấy khá hiệu quả, bệnh dần khỏi và cô đi làm và sinh hoạt bình thường. Cô Ngừng tâm sự: “Tôi là con người của công việc. Tôi chiến đấu với bệnh tật cũng là để theo đuổi và hết lòng với nghề giáo”
Chữa khỏi bệnh khớp nhờ có con là Dược sỹ
Năm 2009, do có nhiều cống hiến trong ngành giáo dục, cô Ngừng được Phòng giáo dục tổ chức cho đi du lịch xuyên Việt, chuyến đi dài ngày và thường xuyên di chuyển bằng ô tô nên khi về cô Ngừng đã bị đau tái phát khớp rất nặng, ngồi xuống phải có người kéo đứng lên, đêm nằm không trở mình được. Cô Ngừng có 3 người con đều đã thành đạt, 2 con là giảng viên đại học và con cả là Dược sỹ đang công tác ở một công ty Dược lớn tại Hà Nội. Thấy bệnh khớp của mẹ nặng hơn do tuổi tác và do bệnh lâu ngày tái phát nên sau khi tìm hiểu và nghiên cứu kỹ, anh đã mua về cho mẹ chục hộp Viên Khớp Tâm Bình dặn phải uống đều đặn đúng theo hướng dẫn sử dụng để cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp và ổn định bệnh.
Uống hết một tháng, cô Ngừng thấy hiệu quả rõ rệt. Cô đã hết đau lưng, đứng lên ngồi xuống cũng dễ dàng hơn. Cô tiếp tục uống thêm một đợt ba tháng nữa thì thấy khỏi hẳn nên giới thiệu cho nhiều người uống thử, nhiều người khỏi bệnh còn gửi quà cảm ơn người con là dược sỹ của cô Ngừng. Sau này, ông Phạm Cao Tự - chồng cô giáo Ngừng bị đau thần kinh tọa uống Viên Khớp Tâm Bình cũng đỡ hẳn, không còn bị nhức mỏi khắp người mỗi khi thời tiết thay đổi nữa.
Hiện nay, cô Ngừng đã nghỉ hưu nhưng hàng ngày cô vẫn tất bật luôn chân luôn tay, trồng rau nuôi gà thả cá đợi các con về “cải thiện bằng thực phẩm sạch”. Cô Ngừng phấn khởi khoe: “Các con hết lòng chăm lo sức khỏe cho bố mẹ, tìm sản phẩm tốt nhất chữa khỏi bệnh khớp cho mình bớt khổ, giờ mình khỏe rồi mình phải lao động sản xuất tích cực để phục vụ con cháu chứ…”
Đức Tâm