Không trả lương nhà giáo quá 200 giờ dạy thêm/năm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TPO- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

> Giáo viên mầm non sẽ chỉ làm việc 6 tiếng/ngày
>Dạy thêm vẫn là thu nhập chính

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương và đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm trại, phòng thí nghiệm;

Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thông tư chỉ rõ, chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở các cơ sở giáo dục mầm non dạy 2 buổi/ngày và ở cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, TCCN, dạy nghề, ĐH, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế.

Các cơ sở giáo dục mầm non dạy 2 buổi/ngày, các cơ sở giáo dục phổ thông, thường xuyên, TCCN, dạy nghề, ĐH, bộ môn đủ nhà giáo theo định mức biên chế, chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản, hoặc đi làm nhiệm vụ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay;

Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian đi làm nhiệm vụ chuyên môn, học tập, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền điều động;

Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định tại Thông tư này không quá 200 giờ dạy/năm.

Định mức giờ dạy với giáo viên mầm non dạy 2 buổi/ngày là 1.050 giờ dạy/ năm; Giáo viên tiểu học: 805 giờ dạy/ năm; đối với giáo viên tiểu học dạy ở trường phổ thông dân tộc bán trú, dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 735 giờ dạy/ năm;

Giáo viên THCS: 703 giờ dạy/ năm; giáo viên THCS dạy ở trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, dạy ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 629 giờ dạy/ năm; giáo viên THPT: 629 giờ dạy/ năm; giáo viên THPT dạy ở trường phổ thông dân tộc nội trú: 555 giờ dạy/ năm.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.