Học sinh làm gì trên Facebook?

Học sinh làm gì trên Facebook?
Từ những tiêu cực của trang mạng xã hội Facebook (Fa) được nhắc đến gần đây, các phụ huynh học sinh lo ngại nó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến con em mình.

Học sinh làm gì trên Facebook?

> Mạng xã hội: 'Sống ảo', hậu hoạ thật
> Lối sống của teen Việt 'hỏng' do mạng xã hội?

Từ những tiêu cực của trang mạng xã hội Facebook (Fa) được nhắc đến gần đây, các phụ huynh học sinh lo ngại nó sẽ có ảnh hưởng không tốt đến con em mình.

Một số ý kiến cho rằng nên cấm học sinh, đặc biệt là học sinh THPT dùng Fa vì nó có ảnh hưởng không tốt đến học tập. Biện pháp trên liệu có hiệu quả?

Học sinh làm gì trên Facebook? ảnh 1

“Canh Fa”

Hầu hết các học sinh lên Fa để trao đổi thông tin với bạn bè. Fa là trang mạng xã hội có quan hệ mở, các bạn có thể lập nhóm và theo dõi thông tin qua đó.

Bạn H - học sinh Trường THPT Xuân Đỉnh - cho biết thường lên Fa để cập nhật thông tin của lớp, của nhóm và các ngôi sao yêu thích. H cũng thừa nhận, Fa đóng vai trò lớn trong việc liên lạc với bạn bè hơn là điện thoại vì nó tiết kiệm tiền và thời gian qua thao tác bàn phím.

Một số học sinh lớp 12 Trường THPT Lương Thế Vinh cho biết, vì thời gian ôn thi và học thêm nhiều nên ít gặp nhau. Vì thế, Fa trở thành nơi trao đổi, hỏi thăm và trò chuyện của hầu hết các bạn. Một số thừa nhận Fa là nơi có thể thổ lộ tình cảm và điều các bạn suy nghĩ mà không gặp phải khó khăn vì có thể không biết mặt nhau. Nhiều bạn được hỏi đều phủ nhận việc nói tục, chửi bậy hoặc xúc phạm một cá nhân, tổ chức nào đó trên Fa.

Hầu hết các học sinh sử dụng Fa đều dành cho nó một khoảng thời gian rất lớn mà các bạn gọi là “canh Fa”. Một tuần các bạn truy nhập Fa ít nhất là từ 3 – 4 lần. Một nữ sinh Trường THPT Đại Mỗ cho biết ngày nào cũng lên Fa. Còn số khác thì luôn đăng nhập Fa bằng điện thoại.

Các học sinh trên đều thừa nhận sử dụng Fa có ảnh hưởng đến việc học tập. Tuy nhiên, việc “cai Fa” là hết sức khó khăn, nghiện chơi Fa được ví như nghiện game vậy.

Học sinh làm gì trên Facebook? ảnh 2

Cấm là điều không tưởng!

Qua trao đổi với các phụ huynh, họ đều cho biết việc cấm các học sinh dùng Fa là điều không tưởng và rất có thể gây hiệu ứng ngược. Nhưng hầu hết họ cũng lo ngại việc các em sẽ có những ảnh hưởng không tốt từ Fa. Phụ huynh cũng thừa nhận Fa như một trò giải trí khi lịch học của các em dày đặc và căng thẳng.

Cô Tâm - một phụ huynh Trường THPT chuyên Amsterdam - cho biết, việc dùng Fa của các học sinh đã được hội cha mẹ học sinh đưa ra trong các cuộc họp, nhưng vẫn chưa có một giải pháp cụ thể nào cho vấn đề này. Và việc cấm các em dùng Fa là hết sức khó khăn khi một số phụ huynh còn không biết các em dùng máy tính khi nào, vào việc gì, ở đâu.

Phụ huynh sẽ không thể theo sát con em mình mọi lúc, mọi nơi được nên việc này cần đến sự giáo dục từ nhận thức của các học sinh. Một số phụ huynh đề xuất nên tăng các hoạt động ngoại khoá và cần phải có một thời gian biểu hợp lý cho việc học tập của các em. Việc dùng Fa chỉ có thể hạn chế mà không thể cấm được và cũng không nên cấm.

Các phụ huynh rất tán thành với ý kiến cấm nói tục, chửi bậy trên Fa của PGS Văn Như Cương, tuy nhiên việc đó là chưa khả thi khi Fa là một thế giới ảo và người dùng được phép tự nhập thông tin cá nhân của mình.

Đặt giả thiết, nếu ở nhà bị cắt mạng Internet một tuần, các bạn sẽ làm gì? Hầu hết các học sinh đều trả lời sẽ dùng nhờ của bạn, còn số khác thì sẽ.. đến quán Internet. Và nếu trường hợp bị cấm dùng Fa thì “em sẽ chuyển sang dùng các trang mạng khác như Zing hoặc Yahoo” là câu trả lời của một nam sinh Trường THPT Lương Thế Vinh

Theo Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.