Giao lưu người trẻ da cam thế giới

Nạn nhân da cam nước ngoài và Việt Nam tại buổi giao lưu Ảnh: H.V
Nạn nhân da cam nước ngoài và Việt Nam tại buổi giao lưu Ảnh: H.V
TP - Các thế hệ bị phơi nhiễm chất độc da cam từ Mỹ, Canada, nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản cùng bàn về nỗi đau và việc chung tay xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.

> Đẹp khi làm việc thiện

Trời về trưa, Trung tâm bảo trợ nạn nhân da cam TP Đà Nẵng rộn tiếng nói cười và cả những giọt nước mắt lặng lẽ của 40 thành viên của Tàu hòa bình (Nhật Bản), nạn nhân da cam Việt Nam, Mỹ, nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản..

Hether Bowser, nạn nhân da cam thế hệ thứ hai của Mỹ, chia sẻ mỗi lần đến Việt Nam, thăm những trẻ em bất hạnh là nạn nhân của chiến tranh, cô thấy nghẹn ngào, nhất là nhìn các em hồn nhiên, quên đi những nỗi đau thể xác.

Cha của Bowser từng tham chiến tại Việt Nam, đóng quân ở Biên Hòa. Mẹ của Bowser bị phơi nhiễm chất độc mất đi hai người con đầu lòng. Bowser bị tật ở chân, tay chân thường đau nhức khi trở trời.

“Chiến tranh đi qua, nhưng nỗi đau và sự thật về hậu quả vẫn còn đó. Tại sao những đứa trẻ vô tội phải gánh chịu nỗi đau?”, Bowser nói.

MirKemeth Young không tham gia chiến trường Việt, nhưng là cựu binh từng được đào tạo để thực hành nhiệm vụ rải chất độc hóa học.

“Mọi lập luận sử dụng hóa chất không ảnh hưởng tới con người đều là lời nói dối. Chất độc da cam hủy hoại tàn sát con người ghê gớm nhất, để lại hậu quả cho nhiều thế hệ. Đó là bài học chua xót của quá khứ. Chúng ta cần cho mọi người hiểu và ý thức khắc phục sai lầm”, ông nói.

Ông ngoại của Jenna Mack (18 tuổi) qua đời cách đây vài ngày, nhưng cô vẫn đến Việt Nam bởi với cô đây là chuyến đi số phận, hành trình đi tìm công lý. Mẹ Jenna là thế hệ thứ hai của nạn nhân chất độc da cam đã bị phẫu thuật nhiều lần.

“Lần đầu tiên đến Việt Nam, được tận mắt gặp những nạn nhân da cam, tôi mới ý thức được hết những gì gọi là thảm họa da cam. Những luận cứ chất độc da cam không gây hại cho con người đều là lời nói dối. Chúng ta cần chung tay làm điều gì đó thiết thực hơn”, Mack nói.

Những người trẻ da cam đến từ nhiều nước bất ngờ và xúc động khi chứng kiến trẻ em da cam Đà Nẵng biểu diễn những tiết mục văn nghệ, nở những nụ cười hồn nhiên, chan hòa với khách.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.