Đưa cụ Rùa lên bờ, không khéo có thể làm vỡ mật

Đưa cụ Rùa lên bờ, không khéo có thể làm vỡ mật
Vì sao ông Nguyễn Ngọc Khôi lại cho rằng, đưa cụ Rùa hồ Gươm lên bờ là biện pháp nguy hiểm, có thể gây vỡ gan, vỡ mật?

Đưa cụ Rùa lên bờ, không khéo có thể làm vỡ mật

>> Chữa cho 'cụ' rùa dưới nước hay trên bờ?

Vì sao ông Nguyễn Ngọc Khôi lại cho rằng, đưa cụ Rùa hồ Gươm lên bờ là biện pháp nguy hiểm, có thể gây vỡ gan, vỡ mật?

Cụ Rùa hồ Gươm với vết thương hở trên cổ đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Ảnh: Vũ Long
Cụ Rùa hồ Gươm với vết thương hở trên cổ đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Ảnh: Vũ Long .

Ông Nguyễn Ngọc Khôi hiện là Tổng giám đốc Tập đoàn thương mại KAT, ông có kinh nghiệm 14 năm nuôi rùa cỡ lớn trong các trang trại của mình; ngoài ra ông còn có bộ sưu tập rùa vàng khá quí hiếm. Trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội vừa qua, cũng chính ông là người đứng ra tổ chức triển lãm rùa tại vườn sinh thái Đầm Bông (dù rằng xung quanh triển lãm này còn nhiều ý kiến trái chiều- P.V).

Sở hữu trong tay nhiều cá thể rùa quí hiếm, song đồng quan điểm với nhiều nhà khoa học, ông khẳng định ngay rằng: cụ Rùa trong hồ Gươm là một loài đặc biệt quí hiếm, hiếm hơn bất cứ loài rùa nào trên thế giới. Tuy nhiên, khác với PGS.Hà Đình Đức, ông Khôi lại cho rằng hồ Gươm có ít nhất là 2 cụ Rùa, căn cứ vào những vệt bóng nước song song mà loài rùa thường hay để lại trên mặt hồ khi di chuyển.

Về chuyện “cấp cứu” cho cụ Rùa, ông Khôi từng tỏ ra rất kiên quyết tại buổi hội thảo diễn ra hôm 15-2 rằng: không nên đưa cụ Rùa lên bờ để chạy chữa, vì nếu không cẩn thận sẽ làm vỡ gan, vỡ mật cụ ngay.

Ngày 22-2, trao đổi lại với phóng viên về chuyện này, ông Khôi kể: Tôi từng bắt những con rùa nặng chừng 50kg. Đầu tiên lùa chúng vào lưới, rồi xỏ đòn tre đực vào mà khênh hai đầu. Chỉ mới nặng có thế thôi mà nó quẫy đạp rầm rầm, sơ sểnh mà đánh rớt xuống đất một cái là vỡ tan mai trên, hoặc chấn thương mai dưới, khiến cho gan mật vỡ ra.

“Huống chi kể đến cụ Rùa hồ Gươm”- ông Khôi nói tiếp- “theo tôi ước tính, cụ nặng không dưới 2 tạ. Vậy liệu bắt theo phương pháp thủ công có an toàn?”. Biện pháp của ông Khôi đưa ra là nên dựa vào tập tính phơi nắng của loài rùa để đưa cụ lên chân tháp Rùa: “Tôi nuôi rùa nhiều năm nay nên nắm rõ, hàng năm cứ có 1 mùa nhất định, loài rùa rất thích bò lên bờ cát nằm phơi nắng, chúng ta có thể dựa vào tập tính này để có thể đưa cụ Rùa lên bờ an toàn, sau đó tiến hành chữa trị”.

Đem điều này hỏi PGS Hà Đình Đức được ông cho hay, tại chân tháp Rùa hiện có hai bãi cát, mỗi bãi rộng chừng 6m2 và có độ sâu khoảng 40cm, được phủ cát ngay từ năm 2000. Hai bãi cát này hoàn toàn phù hợp cho cụ Rùa bò lên phơi nắng. Vấn đề ở chỗ là phải khẩn trương dọn dẹp các chướng ngại vật như cọc tiêu, bờ xi măng, gạch đá… tạo dốc thoai thoải để cụ Rùa có thể bò lên.

Theo Cao Minh
An ninh thủ đô

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG