Ngày 25/2, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc hướng dẫn nghiệp vụ công tác bầu cử. Theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, trong tổng số 500 đại biểu toàn quốc, số lượng đại biểu các cơ quan T.Ư 207 người, địa phương 293 người.
Trong khi đó, số lượng đại biểu ở các cơ quan T.Ư là các cơ quan Đảng 10 đại biểu, cơ quan Chủ tịch nước 3 đại biểu. Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội 133 đại biểu. Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ 15 đại biểu. Khối lực lượng vũ trang 14 đại biểu; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, mỗ cơ quan 1 đại biểu; MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên 29 đại biểu.
Trong số 293 đại biểu Quốc hội ở địa phương, lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành kiêm trưởng đoàn đại biểu Quốc hội 63 đại biểu. Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách 67 đại biểu.
Ngoài ra đại biểu Quốc hội còn có cơ cấu kết hợp, một người ứng cử đại biểu Quốc hội có thể có nhiều hơn một cơ cấu kết hợp, gồm: Đại biểu là Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoảng 95 người, trong đó có 12 - 14 người là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng; đại biểu người ngoài Đảng từ 25-50 đại biểu (5 - 10%); đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) khoảng 50 đại biểu (10%); đại biểu tái cử khoảng 160 đại biểu.
Cụ thể, Tây Ninh, Trà Vinh, Điện Biên, Bình Phước giới thiệu 11 người, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Bình giới thiệu 10 người, Hà Giang giới thiệu 9 người. Số giới thiệu này là thấp hơn so với quy định tại Nghị quyết liên tịch 09 (quy định tối thiểu 12 người) và điều 57, 58 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp (quy định tối thiểu 10 người).
Đến 17/2, cả trung ương và 63 địa phương trên cả nước đã hoàn thành hội nghị hiệp thương lần thứ nhất; giới thiệu 1.076 người ứng cử đại biểu Quốc hội (để bầu 500 người), đạt tỷ lệ 2,15 lần. Đáng lưu ý, đến nay có 18-20 tỉnh đề nghị xem xét tăng số lượng đại biểu địa phương và giảm số lượng Trung ương gửi về; năm tỉnh dự kiến có hồ sơ tự ứng cử.