Điều gì sẽ xảy ra khi nhà mạng thu phí OTT?

Điều gì sẽ xảy ra khi nhà mạng thu phí OTT?
Nếu nhà mạng bắt khách hàng phải trả tiền mới được dùng ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) thì một ngày “đẹp trời” khác họ có thể bắt người dùng phải trả thêm tiền mới được dùng Facebook, đọc báo mạng… dù dịch vụ đó họ không cung cấp.

Điều gì sẽ xảy ra khi nhà mạng thu phí OTT?

Ứng dụng OTT ‘đồng hành’ đối phó với siêu bão Haiyan

Nếu nhà mạng bắt khách hàng phải trả tiền mới được dùng ứng dụng nhắn tin miễn phí (OTT) thì một ngày “đẹp trời” khác họ có thể bắt người dùng phải trả thêm tiền mới được dùng Facebook, đọc báo mạng… dù dịch vụ đó họ không cung cấp.

Gần đây, những thông tin hành lang về việc các mạng di động sẽ buộc người dùng phải trả thêm tiền mới được dùng OTT đang khiến cư dân mạng “dậy sóng”.

Theo tính toán sơ bộ, nếu nhà mạng thu thêm khoảng 20.000 đồng/tháng cho mỗi người dùng OTT thì khoảng hơn 10 triệu người Việt Nam đang dùng di động sẽ bị ảnh hưởng. Số tiền phải nộp thêm cho nhà mạng nếu muốn dùng OTT của hơn 10 triệu người khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là chưa phải là điều nghiêm trọng nhất.

Sắp tới người dùng phải trả tiền để dùng OTT?
Sắp tới người dùng phải trả tiền để dùng OTT?.
 

Một chuyên gia viễn thông cho biết, về mặt bản chất các OTT như Viber, Facebook Messenger, Line, Zalo, KakaoTalk, Skype, Lingo… là các dịch vụ gia tăng trên nền Internet.

Các ứng dụng này cùng sử dụng băng thông Internet để làm môi trường cung cấp dịch vụ cho người dùng, tương tự như nghe nhạc, xem phim, đọc báo online. Các mạng di động cung cấp 3G là bán lưu lượng sử dụng băng thông Internet cho khách hàng và họ có quyền sử dụng các dịch vụ gia tăng đa dạng trên đó.

Cũng vì thế, nếu một mạng di động thành công trong việc bắt người dùng di động phải trả thêm 20.000 đồng/ tháng mới được dùng OTT, thì một ngày “đẹp trời” khác họ có quyền tính phí 20.000 đồng/tháng cho bất kỳ ai muốn dùng facebook hoặc đọc VnExpress, Dân trí, VietnamNet… hàng ngày dù cả 2 dịch vụ này do công ty khác cung cấp.

Lúc đó, hạ tầng 3G sẽ trở thành một môi trường độc quyền tuyệt đối của nhà mạng và không còn nhiều công ty muốn cung cấp dịch vụ gia tăng trên đó. Điều này đi ngược lại triết lý ban đầu của Internet cũng như 3G là tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sự sáng tạo vô tận của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung. Đây chính là nguy cơ lớn nhất, lớn hơn cả việc người dùng di động bị mất thêm vài chục nghìn đồng mỗi tháng.

Đại diện một đơn vị OTT ngoại đang hoạt động Việt Nam chia sẻ: “Trên thế giới, không có một quốc gia nào cho phép mạng di động được thu thêm tiền của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ gia tăng trên nền 3G (được cung cấp miễn phí). Bởi điều này là lợi dụng ưu thế độc quyền của việc nắm giữ hạ tầng viễn thông để thực hiện hành vi phân biệt đối xử với các nhà cung cấp khác nhau, vi phạm luật cạnh tranh. Thêm vào đó, việc thu phí phụ thêm này còn kéo giật lùi phát triển của môi trường Internet, tạo ra rào cản lớn cho tăng trưởng của những dịch vụ được người dùng ưa chuộng”.

Trong những ngày gần đây, dư luận chưa hết dậy sóng về vụ tăng vọt cước 3G thì thông tin hành lang về việc thu thêm 20.000 đồng/tháng với người dùng OTT càng làm cho nỗi bức xúc của người dùng di động bùng phát. Liệu nhà mạng có thành công trong việc thu thêm phí của người dùng OTT như đã làm với cước 3G?

Theo Ngọc Toàn
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.