Phát hiện hàng trăm con 'nhện đen' ở 'Thành phố Inca' bí ẩn trên sao Hỏa

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cứ mùa xuân đến, những "con nhện đen" đáng sợ lại xuất hiện trên sao Hỏa khi lớp băng carbon dioxide bị chôn vùi giải phóng những mạch phun khí bụi. Những hình ảnh mới của ESA cho thấy hiện tượng này ở thành phố Inca kỳ lạ trên sao Hỏa.
Phát hiện hàng trăm con 'nhện đen' ở 'Thành phố Inca' bí ẩn trên sao Hỏa ảnh 1

Thành phố Inca của sao Hỏa (trái) tràn ngập những " con nhện đen" (phải), một hiện tượng thường xảy ra vào mùa xuân trên Hành tinh Đỏ này. (Ảnh: ESA/DLR/FU Berlin (trái) ESA/TGO/CaSSIS (phải) )

Một hình ảnh mới của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) có thấy những “chú nhện đen" trên sao Hỏa. Đó chính là sự phun trào theo mùa khí carbon dioxide trên sao Hỏa.

Những hình ảnh này được nhìn thấy trong Thành phố Inca ở vùng cực nam của sao Hỏa. Các hình ảnh được chụp bởi tàu quỹ đạo Mars Express của ESA và ExoMars Trace Gas Orbiter cho thấy những cụm chấm tối dường như có những chiếc chân nhỏ xíu, rất giống “những con nhện đen” đang rúc vào nhau.

Đó thực sự là các kênh khí có chiều ngang từ 45 m đến 1 km. Chúng bắt nguồn khi thời tiết bắt đầu ấm lên ở Nam bán cầu vào mùa xuân trên sao Hỏa, làm tan chảy các lớp băng carbon dioxide. Hơi ấm làm cho các lớp băng thấp nhất chuyển sang dạng khí hoặc thăng hoa.

Khi khí nở ra và bốc lên, nó phát nổ khỏi các lớp băng phía trên, mang theo bụi đen từ bề mặt rắn. Bụi này thoát ra khỏi băng trước khi rơi xuống lớp trên cùng, tạo ra các vết nứt như mạng nhện. Theo ESA, ở một số nơi, các mạch nước phun xuyên qua lớp băng dày tới 1m.

Thành phố Inca trên sao Hỏa được đặt tên theo những đường sống núi tuyến tính, giống như tàn tích, từng được cho là cồn cát hóa đá hoặc có lẽ là tàn tích của sông băng sao Hỏa cổ đại, có thể để lại những bức tường trầm tích cao phía sau.

Vào năm 2002, tàu quỹ đạo Mars Orbiter tiết lộ rằng, Thành phố Inca là một phần của một khu vực hình tròn có chiều rộng khoảng 53 dặm (86 km) trên sao Hỏa.

Đặc điểm này có thể là một miệng hố va chạm cũ, có thể là sự xâm nhập của magma trồi lên qua lớp vỏ nóng và nứt của Sao Hỏa sau khi nó bị một thiên thạch đâm vào. Miệng núi lửa sau đó sẽ chứa đầy trầm tích, trầm tích này đã bị xói mòn, để lộ một phần sự hình thành magma gợi nhớ đến những tàn tích cổ đại.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG