Đến đúng địa chỉ dân nghèo cần vốn

Tín dụng chính sách được NHCSXH triển khai hiệu quả giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống. Ảnh: Trần Việt
Tín dụng chính sách được NHCSXH triển khai hiệu quả giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống. Ảnh: Trần Việt
TP - Tín dụng chính sách góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang từng ngày, được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

Bà đỡ của hộ “đại nghèo”

Giàng A Chống, sinh năm 1976, vốn là người dân tộc Mông. Hiện đang công tác tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Từ vùng cao Trạm Tấu, về Thủ đô Hà Nội tham dự Hội nghị điển hình tiên tiến NHCSXH lần thứ II, Giàng A Chống rất vinh dự. Anh kể, Trạm Tấu là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước với tỷ lệ gần 80% người dân tộc sinh sống. Sinh ra và lớn lên ở huyện, Giàng A Chống hiểu những khó khăn, nghèo đói của đồng bào dân tộc, đặc biệt người dân chưa biết tiếp cận nguồn vốn vay và làm thế nào để sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả. “Tôi đã cùng với cán bộ tín dụng Phòng giao dịch thường xuyên bám bản, bám dân; phát huy lợi thế biết nói tiếng đồng bào dân tộc nhanh chóng làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đến dân bản”- Vị cán bộ ngân hàng huyện này cho biết.

Chị Vy Thị Khuyên, sinh năm 1975 người dân tộc Thái hiện là Giám đốc phòng giao dịch huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ an. Sinh ra và lớn lên tại Kỳ Sơn theo chị Khuyên đây không chỉ “đệ nhất” nghèo, mà còn là huyện “đệ nhất” khó khăn. Hiện 14/20 xã của Kỳ Sơn vẫn chưa có điện, mỗi lần đi giao dịch xuống xã phải 2 tổ cùng đi, kèm theo 2 thùng tài liệu, 2 thùng tiền và 1 máy nổ, 1 can xăng. “Nếu ở thành phố và các khu công nghiệp, các ngân hàng thương mại đến với các đại gia, thì ở Kỳ Sơn, NHCSXH đến với các hộ “đại nghèo”. Cả huyện cũng có một ngân hàng thương mại nhưng hoạt động “thoi thóp” vì không có người vay, NHCSXH trở thành “bà đỡ” của bà con các dân tộc thiểu số ở Kỳ Sơn”- Nữ giám đốc này ví von.

Tổ trưởng Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Phòng giao dịch huyện CƯ M’GAR, tỉnh Đắk Lắk Y Sếp Niê cũng là gương mặt trẻ báo cáo điển hình.  Sinh năm1974 là người dân tộc Ê Đê, Y Sếp Niê  nhẩm tính đã 12 năm công tác tại NHCSXH. Công việc của anh khá vất vả khi vừa  là Tổ trưởng Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng thuộc phòng giao dịch huyện Cư M’gar, vừa là cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn xã, kiêm lái xe phục vụ công tác đi giao dịch tại xã. Với nhiệm vụ được giao “3 trong 1, phát huy lợi thế nói được 2 thứ tiếng là tiếng Kinh và tiếng Ê Đê, Y Sếp Niê đem hết sức mình phục vụ cho bà con là hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đặc biệt đối với bà con là hộ nghèo dân tộc thiểu số. Thường xuyên tận tâm giúp đỡ họ Y Sếp Niê tự hào được bà con dân tộc rất tin yêu.

Liên tục trưởng thành

Hiện, tổng nguồn vốn của NHCSXH đạt trên 140.869 tỷ đồng, tăng hơn 130.344 tỷ đồng so với khi thành lập, tăng gần 50.469 tỷ đồng so với năm 2010 (tỷ lệ tăng 55,8%). Mặc dù có những thời điểm khó khăn nhưng nhìn chung, nguồn vốn tín dụng thời gian qua đã đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách.

Về quản lý và phân bổ nguồn vốn, NHCSXH thực hiện phương thức quản lý tín dụng chính sách thông qua phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc chọn và chỉ ra đối tượng chính sách thụ hưởng; thực hiện dân chủ công khai trong cộng đồng dân cư; sự tham gia của 04 tổ chức hội đoàn thể chính trị-xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh), với vai trò vừa là người giám sát xã hội vừa làm ủy thác một số công việc trong quy trình nghiệp vụ tín dụng chính sách. Các tổ chức chính trị - xã hội được ủy thác thực hiện một số nội dung công việc liên quan đến việc thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV, bình xét hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ.

Hơn 97% dư nợ của NHCSXH tập trung vào 7 chương trình tín dụng chính sách trọng tâm là: Cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Hiện có gần 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, với dư nợ bình quân hơn 19 triệu đồng/khách hàng. Tỷ lệ nợ khoanh và nợ quá hạn của NHCSXH đã giảm xuống còn 0,9%, trong đó nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,46%.

Thống kê của NHCSXH, đến nay, Ngân hàng đã xây dựng và thực hiện thành công hoạt động giao dịch phục vụ tại địa bàn cấp xã, tổ chức được 10.904 điểm giao dịch tại xã (phường, thị trấn)/11.162 xã (phường, thị trấn) giúp tiết kiệm chi phí giao dịch, đi lại và thời gian cho người dân.

MỚI - NÓNG
Vua Charles và Hoàng tử William tại lễ chuyển giao. (Ảnh: Reuters)
Vua Charles phong hàm cho Hoàng tử William
TPO - Vua Charles của Anh vừa chuyển giao vị trí cấp cao trong quân đội cho con trai ông là Hoàng tử William tại buổi lễ diễn ra ngày 13/5. Đây là lần xuất hiện hiếm hoi của hai người từ khi Vua Charles trở lại thực hiện nghĩa vụ sau thời gian điều trị bệnh ung thư.