Đề xuất thêm nguồn tín dụng ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Để nâng cao trình độ, năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, Bộ Công Thương vừa có đề xuất bố trí nguồn vốn xây dựng ít nhất 3 Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ tại 3 miền.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo đánh giá tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với lĩnh vực ô tô ở Việt Nam sau nhiều năm phát triển. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện nay, chỉ có một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Dù là ngành công nghiệp với doanh thu nhiều tỷ USD mỗi năm và có mức tăng trưởng rất nhanh qua từng năm nhưng đến nay giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau, với tổng giá trị nhập khẩu bình quân mỗi năm vài tỷ USD. Dù có sự gia tăng mạnh số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô nhưng mức tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng của toàn ngành.

Đặc biệt, đến nay, so với các nước trong khi vực, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân tại Việt Nam thấp hơn rất thấp. Tỷ lệ này mới đạt bình quân khoảng 7-10% trong khi mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020.

Để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp, trong đó có việc bố trí đủ nguồn kinh phí để triển khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước; xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, có thời hạn đến năm 2025.

Theo Bộ Công Thương, các chính sách mới sẽ giúp thu hút đầu tư các nhà sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và các nhà cung cấp cụm linh kiện, linh kiện lớn trong ngành ô tô trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, để bảo đảm nguồn vật liệu đầu vào cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, Bộ Công Thương cũng đề xuất thúc đẩy các dự án lớn về công nghiệp vật liệu, đặc biệt là thép cán nóng, thép chế tạo. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần xây dựng chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ riêng, trong đó chú trọng tới ngành ô tô.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.