Cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Triều Tiên có thể đề cập đến lệnh cấm vận của LHQ

Lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên dự kiến sẽ là chủ đề đáng quan tâm trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên dự kiến sẽ là chủ đề đáng quan tâm trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
TPO - Lệnh cấm vận mà Liên Hợp Quốc tiến hành đối với Triều Tiên hiện tại khiến quan hệ hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng không có nhiều cơ hội phát triển.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un có thể đề cập đến vấn đề hạn chế phần nào lệnh cấm vận mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên, theo nhận định của chuyên gia Roman Lobov, Câu lạc bộ Valdai, và là Nhà nghiên cứu tại Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, Viện Nghiên cứu chiến lược Nga trả lời TASS.
"Chủ đề thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới có thể bao gồm cả hai vấn đề, tình hình trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ Nga - Triều Tiên", ông Lobov nhận định.
Theo vị chuyên gia này, hai nhà lãnh đạo "có thể đề cập đến những vấn đề mà Triều Tiên đang phải đối mặt" khi lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc vẫn có hiệu lực. "Thật không may, lệnh cấm vận ngặt nghèo này đã khiến quan hệ Nga - Triều Tiên có rất ít cơ hội để hợp tác. Nga rất muốn giảm bớt phần nào những điều khoản khắt khe của lệnh cấm vận nhằm vào Triều Tiên, cũng như sửa đổi lại những điều khoản đã được HĐBA Liên Hợp Quốc phê chuẩn".
Moscow sẽ giúp Triều Tiên gỡ bỏ dần các điều khoản cấm vận ngặt nghèo nhằm vào nước này, từ khi chúng đã cản trở đáng kể những dự án hợp tác kinh tế giữa Nga và Triều Tiên. "Các doanh nghiệp Nga có thể sẽ thích thú với nền kinh tế còn rất nhiều tiềm năng như Triều Tiên, bất chấp lệnh cấm vận, vẫn đạt được mức tăng trưởng đáng nghi nhận",  ông Lobov nhận định về tương lai hợp tác giữa Nga và Triều Tiên.
Các nhà ngoại giao Nga sẽ đóng góp đáng kể vào việc khởi động lại cuộc gặp sáu bên (bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Nhật Bản) để trao đổi về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, dự kiến sẽ kết thúc theo Sáng kiến Bình Nhưỡng có từ năm 2008.
Theo Theo TASS
MỚI - NÓNG