QUẢNG NGÃI:

Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau gần 2 năm kể từ ngày bị ngã đổ và được di dời, trồng trên núi Thiên Bút, những mầm xanh đã hồi sinh trên “cụ đa” 200 năm tuổi.

Ngày 8/3, trao đổi với PV, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi Trần Bảo Phát cho biết, Hội sinh vật cảnh đã nỗ lực hết sức mình để tham mưu cho các cơ quan chuyên môn dùng mọi biện pháp như thuốc kích rễ, giữ độ ẩm, che chắn… để nỗ lực tái sinh cây đa. Tuy nhiên do cây quá già tuổi, bộ rễ chính đã bị thoái hóa, rất yếu nên đến bây giờ mặc dù cây đã phát triển cành lá, nhưng rất khó để đánh giá tỉ lệ sống của cây là bao nhiêu phần trăm.

“Nguyện vọng của người dân là muốn để cây ở lại phường Trương Quang Trọng (vị trí nơi cây đa đổ). Tuy nhiên, qua khảo sát, tại phường Trương Quang Trọng không có vị trí nào mới phù hợp để trồng lại do cây quá lớn, nên Hội Sinh vật cảnh tỉnh mới đề xuất đưa về núi Thiên Bút, phường Nghĩa Chánh (TP Quảng Ngãi) trồng lại”, ông Phát nói thêm.

Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 1
Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 2

Cụ đa hiện tại

Theo ghi nhận của PV, tại nơi ở mới cách chân núi Thiên Bút khoảng 30m về phía đông nam, “cụ đa” đang phát triển mạnh, những cành lá đã mọc xanh. Để giúp “cụ đa” đứng vững, các đơn vị quản lý và chăm sóc đã dùng các trụ điện bê tông, dây cáp chằng chống, dùng lưới che chắn tạo bóng mát, đồng thời lắp hệ thống tưới nước cho cây trong những ngày nắng nóng.

Trước đó, khoảng 5 giờ sáng ngày 21/9/2021 sau một đêm mưa to gió lớn, cây đa cổ thụ 200 năm tuổi ở đường Nguyễn Văn Linh (tổ dân phố Trường Thọ Tây C, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) bất ngờ bị ngã đổ. Cây đa có đường kính khoảng 4m, cao hơn 20m, tán rộng 30-60m.

Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 3
Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 4

Cây đa đang phát triển mạnh, những cành lá đã mọc xanh.

Đến ngày 25/9, UBND TP Quảng Ngãi phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi huy động 3 xe cẩu hạng nặng từ 50 tấn đến 120 tấn để phục vụ việc nâng đỡ thân đa cổ thụ lên xe tải trước khi vận chuyển về trồng lại bên triền núi Thiên Bút.

Việc đưa “cụ đa” nặng 120 tấn, dài 15 mét, chiều ngang tới 7 mét về nơi ở mới bên triền núi Thiên Bút cách khoảng 9 cây số là một cuộc di dời lịch sử với người Quảng Ngãi. Đích thân Chủ tịch tỉnh Đặng Văn Minh chủ trì.

Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 5
Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 6

Để giúp “cụ đa” đứng vững, các đơn vị quản lý và chăm sóc đã dùng các trụ bê tông, dây cáp chằng chống, dùng lưới che chắn tạo bóng mát.

Do chiếc xe đầu kéo không thể di chuyển thẳng vào trung tâm TP Quảng Ngãi, nên phải đi lùi hơn 1km ra đường tránh Quốc lộ 1A.

Việc di dời cây đa đi nơi khác khiến người dân địa phương rất tiếc nuối bởi qua bao đời, “cụ đa" này trở thành biểu tượng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống tâm linh nơi đây. Cây đa được mọi người tôn thờ, ngưỡng vọng đồng thời còn mang giá trị vô cùng to lớn về mặt lịch sử, văn hóa trên vùng đất này.

Đáp ứng ý nguyện của đông đảo người dân, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Hội Sinh vật cảnh tỉnh cùng các cơ quan liên quan quyết tâm hồi sinh "cụ đa" ở nơi mới.

Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 7
Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 8
Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 9
Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 10
Cụ đa 200 tuổi được trồng trên núi Thiên Bút bây giờ ra sao? ảnh 11

Việc đưa “cụ đa” nặng 120 tấn, dài 15 mét, chiều ngang tới 7 mét về nơi ở mới bên triền núi Thiên Bút cách khoảng 9 cây số là một cuộc di dời lịch sử với người Quảng Ngãi.

Theo một số bậc cao niên, cây đa này hơn 200 tuổi, là một trong ba cây đa cổ thụ quý ở địa phương. Trước đây hội đã đề nghị công nhận cây di sản cây đa này cùng một cây đa ở núi Long Đầu gần sông Trà Khúc. Cây đa đã che chở dân làng qua những trận bom khốc liệt thời kháng chiến.

MỚI - NÓNG