Công nghệ, robot phát triển: ĐH truyền thống sẽ sống thế nào?

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
TP - Theo Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (AVU&C), hàng loạt tập đoàn lớn trên thế giới năm qua cắt giảm hàng triệu lao động do robot thay thế; điều đó đã tác động rất mạnh đến đào tạo tại các trường đại học. 

Đây là nội dung thu hút nhiều ý kiến tại hội thảo quốc tế Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục diễn ra ngày 21/10 tại Hà Nội. Theo Phó Chủ tịch AVU&C Phan Quang Trung, các hình thức đào tạo trực tuyến như MOOC (Massive Open Online Course) có thể sẽ ngày càng thịnh hành hơn. Bà Phạm Thị Ly, ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng, chức năng của ĐH là đào tạo và nghiên cứu, nhưng ngày nay, một phần lớn kinh phí của nghiên cứu đã dịch chuyển dần sang các doanh nghiệp lớn. Theo ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin, Bộ GD&ĐT, hướng đi của các trường ĐH thời gian tới sẽ là tích hợp giữa truyền thống và trực tuyến.

Ông Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng, nhu cầu nhân lực trình độ cao các ngành điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông sẽ tăng, nghiên cứu các lĩnh vực này cũng sẽ phát triển, nên các trường cần phải chuẩn bị  chuyển dịch cơ cấu đào tạo vào lĩnh vực nghiên cứu. Đào tạo ngành rộng ngày càng được ưu tiên, không phải đào tạo chuyên sâu như trước. Theo ông Sơn, các trường ĐH phải hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo và nghiên cứu.

“Gần 90% lao động Việt Nam là lao động giản đơn, Việt Nam lấy đâu tiền để mua robot? Trong khi đó, doanh nghiệp lớn của nước ngoài sang Việt Nam cũng chỉ là để lắp ráp, chế biến nên không cần nhân lực chất lượng cao, không sáng tạo. Nhân sự cao cấp họ cũng đưa từ nước họ sang”, ông Lê Viết Khuyến (AVU&C) phát biểu.

“Năm ngoái, McDonald công bố sẽ xây dựng thêm 25.000 nhà hàng hoạt động hầu như bằng robot. Tháng 5/2016, Foxconn  cũng tuyên bố  cắt giảm 60.000 công nhân và thay bằng robot. Tháng 11/2015, ngân hàng Anh quốc đưa ra một dự báo còn đáng lo ngại hơn, sẽ có khoảng 95 triệu lao động phổ thông bị mất việc trong vòng 10-20 năm tới tại riêng Mỹ, Anh, tương đương 50% lực lượng lao động tại hai nước này”, ông Trung nói.

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.