Con bạn có đang mắc chứng 'nghiện game'?

Ảnh minh họa từ Internet
Ảnh minh họa từ Internet
TPO - Nghỉ hè, nhiều học sinh chơi game đến quên ăn quên ngủ. Mới đây, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã phân loại “nghiện game” là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh “nghiện game” trong bài viết dưới đây.

“Nghiện” là sự lặp lại liên tục một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ma túy, cờ bạc và thậm chí cả tình dục,… đều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tiền bạc, các mối quan hệ và danh tiếng của một người.

Mới đây, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) đã phân loại “nghiện game” là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh “nghiện game” trong bài viết dưới đây.

“Nghiện game” là gì?

Thuật ngữ “game” để chỉ các trò chơi trên máy tính hoặc các thiết bị tiện ích điện tử, chẳng hạn như điện thoại, máy tính xách tay,...

“Game” không bao gồm các trò chơi được chơi ngoài trời, chẳng hạn như các môn thể thao.
Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh từ các bé 6 tuổi cho đến người 40 tuổi, chơi game trên máy tính và các trò chơi trực tuyến trên các thiết bị điện tử.

Các trò chơi này giống như niềm vui vô hại mang đến những giây phút thư giãn cho người dùng, nhưng trong thực tế, chơi game quá nhiều dẫn đến nghiện ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người chơi.

Trẻ em không muốn tham gia các môn thể thao ngoài trời, thay vào đó thích ở trong nhà để chơi game trên các thiết bị điện tử. Điều này làm giảm tới sức khỏe thể chất của trẻ, gây ra các vấn đề về mắt và khiến trẻ thiếu tập trung trong học tập.

Người lớn nghiện game thường trở nên xa lánh xã hội và cô đơn, vì họ dành phần lớn thời gian trong nhà với các thiết bị điện tử..

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới dễ bị nghiện game hơn so với nữ giới, mặc dù có rất nhiều game thủ nữ đã gặp phải vấn đề tương tự.

Triệu chứng bệnh “nghiện game”?

 Một số triệu chứng nghiện game bao gồm không kiểm soát được thời gian chơi game, ưu tiên chơi game hơn các công việc khác của cuộc sống như học tập, làm việc,duy trì các mối quan hệ,... trong khoảng thời gian 12 tháng, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ do chơi game quá mức,…

Khi một người đang đánh mất tất cả các khía cạnh tích cực của cuộc sống của mình chỉ vì mục đích chơi game và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của họ, thì có thể được phân loại là nghiện.
Chứng “ nghiện game” không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới người thân của họ.

Thông báo của WHO về chứng bệnh “nghiện game”

 Vào ngày 18 tháng 6 năm 2018, WHO đã phân loại “nghiện trò game” như một tình trạng sức khỏe tâm thần và thêm nó vào bản cập nhật DSM mới nhất (Bản chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần).

“Nghiện game” chính thức được phân loại thành chứng bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần do tính chất tiêu cực và ám ảnh mà theo các chuyên gia y tế cho rằng đây là một tình trạng y tế cần được quan tâm và điều trị.

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần đã tuyên bố rằng liệu pháp nhận thức hành vi, hạn chế ham muốn chơi game và thuốc có thể giúp kiểm soát chứng rối loạn này.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến không nên phân loại “nghiện game” là rối loạn tâm thần vì chưa có nghiên cứu cụ thể được tiến hành để chứng minh rằng đó là một bệnh tâm thần.

Tuy nhiên, những hậu quả tiêu cực về cuộc sống và sức khỏe của người nghiện game có thể xem đây là một tình trạng sức khỏe tâm thần, cần được điều trị.

Nếu bạn hoặc người quen đang có dấu hiệu “nghiện game”, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

MỚI - NÓNG