“Cò” và chứng chỉ

0:00 / 0:00
0:00
TP - Cuối năm 2022 khi thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu ngưng trệ, thấy một dự án khu vực phía tây thành phố sắp hoàn thiện, bà chị tôi quyết định đi xem. Nhìn căn nhà mẫu đẹp như mơ, chính sách bán hàng được nhân viên môi giới nỉ non:

“căn này rất đẹp, chủ đầu tư lại đang chiết khấu khủng, chị không mua sẽ hối tiếc...”. Hấp dẫn quá, chị lập tức xuống tiền chuyển khoản 20 triệu giữ chỗ . Ba ngày sau, nghe tin chủ đầu tư “dính đòn” với trái phiếu nặng (thậm chí có thể dính vòng lao lý). Trong lúc đó, một sàn khác đề nghị nộp khoản tiền đặt cọc 300 triệu để vào hợp đồng, sau hồi suy nghĩ chị đã xin rút.

Rất may, do chứng minh được môi giới không trung thực về việc dự án chưa hoàn thiện pháp lý nên cuối cùng chị đã lấy lại được.

Tuần trước, trong phiên họp bàn về sửa đổi bổ sung Luật Kinh doanh Bất động sản, Trưởng Ban Công tác Đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, cần có quy định cấm môi giới BĐS không có chứng chỉ hành nghề để giải quyết vấn đề “cò đất” ở các địa phương. Quan điểm của bà Thanh và các nhà làm luật đều đồng tình: bên cạnh quy định này, cần làm chặt chẽ các quy định về kinh doanh, quản lý bất động sản nhằm đảm bảo điều tiết và ổn định thị trường.

Xét trên thực tế, việc môi giới buộc phải có chứng chỉ hành nghề đã “gắn” cụ thể tại điều 62 Luật Kinh doanh BĐS năm 2014. Cụ thể: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS phải thành lập DN và phải có ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. (Hoặc tại khoản 2 Điều này: cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế). Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, thực tế quy định này đã bị... buông lỏng. Một “cò” chuyên đánh hàng tại một dự án lớn nhất nhì phía Bắc từng kể, tôi nói cả chục năm qua, anh bám chặt dự án này và đã thuộc làu từng vị trí, lô đất, chủ sở hữu. “Thậm chí, có mảnh đất biệt thự vị trí đẹp, tôi đã ăn phí môi giới đến 5-6 lần do người ta cứ mua đi bán lại nhiều”, anh nói. Ngoài ra, dù làm việc độc lập nhưng anh này thừa nhận không có chứng chỉ hành nghề môi giới ngoài bằng kỹ sư chế tạo máy.

Sự phát triển của thị trường BĐS trong một thập niên qua khiến người người, nhà nhà ào vào cơn lốc làm ăn mua bán. Mải chạy theo những lợi ích như hoa hồng, ăn chênh lệch mà đa phần từ chủ sàn, đến nhiều cá nhân muốn theo nghề đều “ngó lơ” quy định. Theo một chuyên gia, tại các sàn BĐS, môi giới và đặc biệt là “cò” vẫn đang mọc lên như “nấm sau mưa” nhưng không hề được quản. Hệ lụy của việc dễ dàng hành nghề môi giới, phân tích của một chuyên gia lĩnh vực này: cuối cùng vẫn là người mua thiệt. “Học hành sơ sài, không am hiểu kỹ về dự án, không có kĩ năng để tư vấn kỹ cho người mua mà chỉ hót hay để bán được hàng, rất nhiều dự án người mua đều “sống dở, chết dở’ vì “cò” môi giới ẩu”, ông nói. Cũng theo ông, đã đến lúc ngay chính các sàn, các chủ đầu tư cũng cần một cuộc thanh lọc kĩ càng và xem xét chất lượng sàn, chất lượng môi giới . Và đã đến lúc rất cần đưa vào quản cho chặt để thị trường được điều tiết tốt, trở nên minh bạch như lời Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hôm đó họp đã phát biểu: “Cần rà soát, tổng kết những vướng mắc, tồn tại, hạn chế để có những điều chỉnh tổng thể, cả về “sân chơi”, “người chơi”, “luật chơi” trên thị trường BĐS, tháo gỡ những hạn chế trước mắt cũng như những vướng mắc lâu dài, tránh làm phát sinh các vấn đề khác”

MỚI - NÓNG
Chuyện dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong vượt pháo quân thù tải gạo cho bộ đội Điện Biên
Chuyện dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong vượt pháo quân thù tải gạo cho bộ đội Điện Biên
TPO - Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" đưa khán giả gặp gỡ những cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ai trong số họ cũng có những câu chuyện đáng nhớ về chiến trường xưa. Những kỷ niệm của họ làm sống dậy cả một thời oanh liệt.
Hà Nội làm tiếp đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy hơn 8.500 tỷ đồng
Hà Nội làm tiếp đường trên cao từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy hơn 8.500 tỷ đồng
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố Hà Nội tiến độ lập báo cáo và đề xuất chủ trương đầu tư 10 dự án đầu tư công và 1 dự án tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư) để hoàn thiện và thực hiện trong thời gian tới, trong đó có dự án đường trên cao Vành đai 2 từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy.