Cơ sở giáo dục đại học 'mất quyền' tự chủ việc in phôi chứng chỉ

TPO - Đó là một điểm mới ở thông tư về Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT, trung cấp/cao đẳng sư phạm; văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân mà Bộ GD&ĐT vừa ban hành.

Thông tư mới này thay thế thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 8/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp THCS, THPT; văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Cụ thể, trong thông tư số 19 trước đây có quy định rõ, cơ sở giáo dục đại học tự chủ in phôi văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (trừ chứng chỉ giáo dục quốc phòng - an ninh) và chịu trách nhiệm quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Nhưng theo thông tư vừa được ban hành, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên được in phôi chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân theo mẫu do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định sau khi báo cáo bằng văn bản với Bộ. Mẫu phôi chứng chỉ phải gửi báo cáo Bộ, cơ quan quản lý trực tiếp, công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi cơ sở giáo dục đóng trụ sở chính.

Cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong việc thiết kế mẫu, in phôi đối với văn bằng giáo dục đại học. Cơ sở đào tạo giáo viên in phôi bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm theo mẫu do Bộ GD&ĐT quy định và được bổ sung thêm biểu tượng của cơ sở giáo dục, hoa văn in trên văn bằng.

Ngoài ra, việc in phôi bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT.

Với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở giáo dục Việt Nam khi liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Quy chế này nếu cấp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng , chứng chỉ thuộc hệt thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.