Apax Leaders và IDP Việt Nam vừa ký kết hợp tác khảo thí bài thi IELTS. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới đối với cả hai đơn vị, đồng thời mở ra cơ hội cho hàng vạn học viên chinh phục chứng chỉ IELTS giá trị để tự tin hội nhập toàn cầu. Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bà Lê Thị Thu Huyền - Chủ tịch Hội đồng Học thuật Tập đoàn Egroup kiêm Giám đốc Học thuật Apax Leaders để hiểu rõ hơn về tiềm năng của thị trường đào tạo IELTS cũng như cơ hội cho các đơn vị đào tạo tiếng Anh và học viên, sinh viên Việt Nam.
TPO - Từ tháng 4/2022, nhiều chính sách mới sẽ có hiệu lực như giảm thuế môi trường với xăng dầu, hỗ trợ lao động ngành du lịch học nghề, nới điều kiện trở thành giảng viên đại học, cao đẳng ngành sư phạm…
TPO - Thủ tướng hoan nghênh việc vừa qua một số cơ quan đã rà soát, bỏ các văn bằng, chứng chỉ quy định không cần thiết, tránh hình thức, chạy vạy, tiêu cực. Theo Thủ tướng, việc làm này được dư luận và xã hội ủng hộ.
TPO - Các trường ĐH đang rục rịch công bố phương án tuyển sinh cho năm 2022. Việc sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển nên chỉ tiêu cũng được phân bổ khác nhau giữa các phương thức trong tổng chỉ tiêu.
TPO - Ngày 18/2, tại Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Medlatec tổ chức Hội nghị khoa học thường niên "Medlatec Group: Quản lý chất lượng và phòng, chống COVID-19". Tại hội nghị, bệnh viện cũng đã tiếp nhận chứng chỉ Trung tâm Xét nghiệm Medlatec đạt tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists).
TP - Cùng học hệ bác sĩ nội trú (BSNT), trong khi học viên các trường đại học (ÐH) Y khác được cấp ít nhất 2 bằng (bằng BSNT, bằng Thạc sĩ và có thể cả bằng Bác sĩ chuyên khoa I), người học tại Trường ÐH Y Hà Nội (giai đoạn 2007 - 2017) chỉ được cấp duy nhất 1 tấm bằng.
TPO - Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin, mới đây nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 89, trong đó đã quyết định cắt giảm 150 chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, kể cả 2 chứng chỉ bắt buộc là tin học và ngoại ngữ là 152.
TPO - Bộ Nội vụ đề nghị không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.
TP - Giả danh người của trường để lừa sinh viên đóng tiền, giả danh Bộ GD&ĐT để bán bằng giả, chứng chỉ giả… đang hằng ngày, hằng giờ bủa vây những người có liên quan đến giáo dục.
TPO - Nguyễn Thụy Thu Ngân (1999), quê Bình Dương, hiện đang học chuyên ngành Thương mại điện tử, trường Đại học Hoa Sen. Ngoài việc học, Ngân đang làm người mẫu ảnh, quay TVC quảng cáo và kinh doanh online.
TPO - Bộ Công an hoàn thành dự thảo Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Điểm mới trong Dự thảo Nghị định lần này, người dân có thể đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
TPO - ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, việc công chức, viên chức phải đi học các loại chứng chỉ nhằm đủ điều kiện bổ nhiệm cán bộ là một sự lãng phí.
TPO - Chiều 18/6, đại diện Vụ Công chức Viên chức (Bộ Nội vụ) cho biết, thực hiện kết luận của Ủy ban KTTƯ, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản rút lại các quyết định bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Trong số các trường hợp bị rút quyết định có bà Trần Huyền Trang, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc.
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, TS Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ ví các loại chứng chỉ đối với công chức, viên chức hệt như “giấy phép con”. Việc loại bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết là một quyết định mang tính cách mạng trong nền hành chính công vụ.
TP - Bộ Nội vụ vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức. Có 13 chứng chỉ thuộc ngành giáo dục.
“Đạo đức nghề nghiệp nhà giáo là quy định chung trong Luật rồi nhưng tại sao khi xếp hạng giáo viên lại phải phân đạo đức nhà giáo thành 3 hạng: 1, 2, 3?” - TS. Hoàng Ngọc Vinh nêu quan điểm.
TPO - Đa số giáo viên, nhà quản lý cơ sở giáo dục đều cho rằng, nên bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên vì điều này gây phiền phức, lãng phí, không có ý nghĩa thực tế.
TP - “Trước đây tôi đã nói khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải có 7 văn bằng, chứng chỉ thì nay tập trung chủ yếu vào trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Đây là 3 chứng chỉ cơ bản khi đề bạt bổ nhiệm cán bộ, còn văn bản chứng chỉ khác chỉ phục vụ quá trình đào tạo tiếp theo”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 9/11.
TP - Bộ Y tế sẽ quyết liệt trong công tác thi cấp chứng chỉ hành nghề này. Đơn cử, người nước ngoài muốn được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam bắt buộc phải thành thạo tiếng Việt