Phó Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh việc đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ

Trên mạng xã hội, nhiều trường hợp còn rao bán công khăn các loại văn bằng, chứng chỉ.
Trên mạng xã hội, nhiều trường hợp còn rao bán công khăn các loại văn bằng, chứng chỉ.
TPO - Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, chấn chỉnh việc đào tạo, cấp các các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc rà soát, chấn chỉnh việc cấp các loại văn bằng chứng chỉ. Trong công văn nêu rõ, thời gian qua có tình trạng một số tổ chức, cá nhân đăng tin, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cung cấp, trao đổi, mua bán các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn, nghiệp vụ (ngoại ngữ, tin học, giấy khám sức khỏe…) và trao đổi, làm thuê luận văn, luận án tốt nghiệp. Đây là các hoạt động vi phạm pháp luật, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội.

Để xóa bỏ các hoạt động nêu trên, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, chấn chỉnh việc đào tạo, cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. Có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan rà soát trên các trang mạng xã hội nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định đối với các tập thể, cá nhân có hành vi giới thiệu mua bán, trao đổi các loại giấy tờ nêu trên (kể cả đối với hành vi làm thuê luận văn, luận án tốt nghiệp), báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 31/12/2019.

Trước đó, Báo Tiền Phong và nhiều cơ quan báo chí khác cũng đã liên tiếp phản ánh về tình trạng cấp văn bằng, chứng chỉ không thực chất, thiếu phù hợp. Nhiều trường hợp còn rao bán văn bằng, chứng chỉ một cách công khai trên các trang mạng xã hội, vi phạm các quy định của pháp luật.

Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng chỉ ra nhiều bất cập liên quan đến việc thi nâng ngạch và văn bằng, chứng chỉ.

“Rất nhiều người sợ thi môn ngoại ngữ, vì trình độ ngoại ngữ hạn chế. Có người nộp hồ sơ thi bị gạt ra vì không có chứng chỉ ngoại ngữ. Song mấy hôm sau có chứng chỉ ngoại ngữ lại được chấp nhận, và cơ quan chấp nhận một cách rất đơn giản. Rõ ràng có chuyện tiêu cực. Chưa kể quy định mà Bộ Nội vụ quy định cho việc lấy tiêu chuẩn tiếng dân tộc. Tiếng dân tộc được miễn thi, nhưng thực tế quy định phải có cơ sở được phép đào tạo tiếng dân tộc đó công nhận, còn cơ quan xác nhận thì không chấp nhận”, ông Cương dẫn chứng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.