Cô giáo từng thắp đèn dầu soạn giáo án, cống hiến trọn tuổi xuân tại miền bản cao

0:00 / 0:00
0:00
“Với tôi, những em học sinh như đứa con của mình, nếu chuyển công tác thì cũng như người mẹ xa con, thật không nỡ. Hơn nữa, tôi còn trẻ, vẫn muốn cống hiến thêm ở nơi này. Tôi muốn tuổi trẻ của mình trôi qua với những việc làm có ích cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp giáo dục trẻ em vùng cao”, cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh, giáo viên trường Tiểu học Đình Phùng, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng bộc bạch.

Năm 2023, chương trình “Cùng Danisa tri ân thầy cô và chung tay góp 1 tỷ đồng trao laptop đến giáo viên vùng xa” do nhãn hàng Danisa thực hiện chính thức tái khởi động, tiếp nối hành trình năm thứ 3 tôn vinh và tiếp sức cho các thầy cô giáo vững bước trên hành trình “gieo” chữ nhiều thách thức. Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Ánh đã trở thành một trong số những giáo viên nhận laptop của chương trình năm nay bởi câu chuyện ý nghĩa về những nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ cho nền giáo dục.

Khi còn là học sinh cấp 3, cô Ánh đã ngưỡng mộ hình ảnh người giáo viên mẫu mực, hết mình vì học trò của cô giáo chủ nhiệm. Chính vì vậy, cô đã chọn làm nghề giáo với mong ước trở thành một người như cô của mình. Qua nghe kể, đọc báo và xem tin tức trên thời sự, cô Ánh phần nào hiểu được cuộc sống khó khăn của đồng bào vùng cao, nhất là về điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học.

Dù còn trẻ với nhiều cơ hội rộng mở cho sự nghiệp, cô Ánh vẫn quyết định đặt chân đến điểm trường Lũng Quáng, trường Tiểu học Đình Phùng - điểm trường nằm ở khu vực khó khăn nhất của xã Đình Phùng để công tác. “Tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục, giúp các em nhỏ biết đọc, biết viết, biết cách đối nhân xử thế. Hy vọng rằng, khi trưởng thành, các em sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa nhập được với các bạn ở các huyện khác, tỉnh khác”, cô Ánh nói.

Tại điểm trường Lũng Quáng, nơi cô Ánh công tác chưa có điện lưới mà sử dụng nguồn điện các máy phát điện nhỏ nhờ dòng nước. Tuy nhiên, nước ở đây rất ít nên có những hôm không có đủ sức nước để máy phát điện hoạt động, mọi sinh hoạt và làm việc vào ban đêm của cô giáo gặp rất nhiều khó khăn. Trong 3 năm đầu dạy học, cô Ánh phải soạn kế hoạch dạy học bằng tay, có khi phải thắp nến hoặc đèn dầu để làm việc vì không có điện. Chiếc máy tính cô đang dùng cũng đã hỏng vì sạc điện nước thường xuyên, nhưng cô vẫn chưa có điều kiện thay mới.

Cô giáo từng thắp đèn dầu soạn giáo án, cống hiến trọn tuổi xuân tại miền bản cao ảnh 1

Cô Ngọc Ánh cùng học trò.

“Khi tôi vừa đến nhận công tác, nhà công vụ dành cho giáo viên còn rất đơn sơ, các vách phòng đều được làm từ những tấm ván ghép, hay tận dụng các tấm lợp xi măng cũ từ các công trình khác để tái sử dụng làm mái nhà. Vào những ngày mưa to, gió lớn, tôi rất lo vì không đảm bảo an toàn”, cô Ánh nhớ lại.

Trong gần 8 năm giảng dạy, cô Ánh đã có rất nhiều kỉ niệm, nhưng có lẽ đáng nhớ nhất là dịp hè năm học 2020 - 2021. Hôm đó, điện thoại của cô hiện lên dãy số lạ, nhấc máy nghe thì đầu dây bên kia là tiếng khóc nấc của em Phương, lớp trưởng lớp 5 mà cô chủ nhiệm: “Cô ơi, bố ơi mất rồi. Bố bị họ đâm…”.

Cô Ánh lặng người trong vài giây, cảm thấy xót xa cho em và gia đình. Bố em ra đi khi vợ còn trẻ và các con ở tuổi ăn tuổi lớn. Mẹ Phương đã từng bị ngã trong khi lao động nên sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều. Em của Phương mới chỉ đang học lớp 2. Trụ cột trong nhà mất đi, mọi gánh nặng bỗng chốc đều đè lên đôi vai của mẹ Phương và cả em. Phương tâm sự với cô Ánh: “Em muốn đi học lắm cô ạ, nhưng mẹ nói nhà nghèo không có tiền đi học, không có tiền mua sách vở mới, không có người làm việc nhà…”

Cô giáo từng thắp đèn dầu soạn giáo án, cống hiến trọn tuổi xuân tại miền bản cao ảnh 2

Chân dung cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Ánh.

“Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện với Phương, tôi lập tức đến nhà em. Sau khi chia buồn với gia đình, tôi khuyên nhủ mẹ Phương tiếp tục cho con đến trường. Phương là học sinh chăm chỉ và ngoan ngoãn, nếu nghỉ học sẽ rất tiếc cho em. Ban đầu, mẹ Phương tỏ vẻ không muốn cho Phương đi học tiếp nhưng qua sự thuyết phục của tôi và Phương, cuối cùng mẹ em đã đồng ý”, cô Ánh kể.

Từ câu chuyện của Phương, hễ bắt đầu năm học mới, cô Ánh đều tổ chức họp phụ huynh, tuyên truyền và cho gia đình ký bản cam kết nhắc nhở học sinh đi học đều, không cho các em nghỉ học, bỏ học để phụ giúp gia đình; nghỉ học phải có lý do chính đáng và cần phải nghiêm túc thực hiện nội quy, nề nếp học tập của trường đề ra. Nhờ đó, học sinh trong lớp luôn đến lớp đều đặn, đúng giờ, lớp học duy trì sĩ số 100% và tất cả các em đều hoàn thành chương trình lớp học.

“Hiện tại, tôi chưa có ý định chuyển công tác vì nơi đây đã trở thành quê hương, ngôi nhà thứ hai. Tôi tin, những đóng góp của mình sẽ là giá trị còn mãi với thời gian, được thể hiện qua sự tiến bộ của học trò mỗi ngày”, cô Ánh nói.

Kể từ nay đến hết ngày 20/11/2023, bạn có thể góp sức tạo nên món quà 1 tỷ đồng đến các thầy cô có hoàn cảnh khó khăn như cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Ánh qua các hoạt động sau:

1. Đóng góp vào chương trình 1 tỷ đồng trao laptop bằng cách:

Cách 1: Mua hộp Danisa bất kì tại các hệ thống cửa hàng siêu thị trên toàn quốc hoặc trên gian hàng thương mại điện tử chính hãng Mayora tại Shopee và Lazada. Với mỗi hộp bánh được mua, Danisa sẽ góp 10.000 đồng vào món quà 1 tỷ đồng trao laptop đến giáo viên vùng xa.

Cách 2: Chia sẻ thông điệp tri ân bằng hình ảnh/ video trên mạng xã hội (Facebook/ Tiktok), kèm hashtag #1chiasegop10k #Gop1TyDongTraoLaptop #DanisaTriAnThayCo2023 ở chế độ công khai. Với mỗi chia sẻ, Danisa sẽ góp 10.000 đồng.

2. Đề cử giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt mà mình biết để nhận laptop bằng cách gửi thông tin và câu chuyện về chương trình thông Xem tại đây

Hành trình lan tỏa tri ân nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) lần thứ 3 của Danisa đã chính thức khởi động. Hãy chung tay cùng Danisa tôn vinh nhiệt huyết của các thầy cô, cùng nhau tạo nên một mùa tri ân nghề giáo thật sự trọn vẹn với những câu chuyện đẹp nơi bục giảng có bụi phấn.

Để cập nhật thông tin về chương trình, vui lòng truy cập fanpage của Danisa tại https://www.facebook.com/DanisaVietnam.

MỚI - NÓNG