Cổ đông thoái vốn ồ ạt, hàng trăm khách hàng dự án Hanoi time tower kêu cứu

Cổ đông thoái vốn ồ ạt, hàng trăm khách hàng dự án Hanoi time tower kêu cứu
Trong lúc chung cư CT10, CT11 thuộc dự án Hanoi time tower khu đô thị Văn Phú - Hà Đông chưa thi công xong móng, các “thượng đế” lại đối diện nguy cơ đọng vốn khi cổ đông của chủ đầu tư (PVR) ồ ạt công bố kế hoạch thoái vốn.

Hà Nội:

Cổ đông thoái vốn ồ ạt, hàng trăm khách hàng dự án Hanoi time tower kêu cứu

> Người mua BĐS tung đủ 'chiêu' kiện chủ đầu tư
> 'Giải mã' kiện cáo bùng phát trong BĐS

Trong lúc chung cư CT10, CT11 thuộc dự án Hanoi time tower khu đô thị Văn Phú - Hà Đông chưa thi công xong móng, các “thượng đế” lại đối diện nguy cơ đọng vốn khi cổ đông của chủ đầu tư (PVR) ồ ạt công bố kế hoạch thoái vốn.

Khách hàng bày tỏ sự phẫn nộ trước trụ sở PVR. Ảnh: Ngọc Cương (Dân trí)
Khách hàng bày tỏ sự phẫn nộ trước trụ sở PVR. Ảnh: Ngọc Cương (Dân trí).

Theo đơn khiếu nại đại diện Hội khách hàng khu chung cư CT10, CT11 khu đô thị Văn Phú - Hà Đông gửi đến báo Dân trí phản ánh: Chủ đầu tư chung cư CT10 và CT11 thuộc dự án Hanoi time tower là Công ty Cổ phần KDDV cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) huy động vốn sai quy định, không hoàn thành đúng tiến độ thi công dự án như những cam kết thể hiện với khách hàng trong hợp đồng góp vốn, xâm hại nghiêm trọng quyền lợi khách hàng trong gần 2 năm qua.

Nội dung đơn của anh Trần Hải Trung trú tại tổ 24A, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, khách hàng đăng ký mua căn hộ A2108 phản ánh: “Tháng 12-2010, thông qua sàn Bất động sản CenGroup, tôi đã mua căn hộ tại dự án Hanoi time tower, sau khi ký đặt cọc cho sàn, tôi được mời đến ký hợp đồng với Chủ đầu tư. Tuy nhiên, khi ký Hợp đồng tôi mới được biết tôi chỉ được ký “thỏa thuận đặt cọc”, trong thỏa thuận đặt cọc các điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên rất mơ hồ. Điều khiến khách hàng sốc hơn là toàn bộ hồ sơ bao gồm: Thỏa thuận đặt cọc, phiếu thu đều bị Chủ đầu tư niêm phong, khách hàng không được mang về bất kể giấy tờ gì chứng minh đã góp vốn vào dự án. Nhưng vì đã đặt cọc tiền cho sàn bất động sản, tôi đã ký thỏa thuận đặt cọc và chỉ cầm về tờ giấy giao nhận hồ sơ. Số tiền tôi góp vào dự án theo phiếu thu là 425.700.000đ. Trước đó, tôi đã phải trả khoản tiền chênh lên đến gần 160 triệu đồng cho sàn bất động sản.

Sau gần 2 năm đặt cọc mua căn hộ, tôi vẫn không được PVR mời đến để ký Hợp đồng mua bán, còn dự án mà hàng trăm khách hàng đăng ký mua nhà vẫn chưa thi công xong phần móng. Khi phát hiện chủ đầu tư vi phạm thỏa thuận ký kết, khách hàng đã nhiều lần yêu cầu PVR hoàn trả tiền vốn đã góp nhưng đều không được giải quyết”.

Khách hàng
Khách hàng "tố" PVR huy động vốn sai Nghị định 71.

Qua tìm hiểu, Điều 4 hợp đồng góp vốn PVR ký với khách hàng quy định rõ tiến độ thi công và bàn giao công trình trải qua 4 giai đoạn, kéo dài từ tháng 4-2011 đến cuối năm 2013. Cụ thể, tháng 4-2011 thi công xong phần móng; tháng 10-2012 thi công xong phần thô; tháng 4-2013 đến quý IV/2013 thi công hoàn thiện; quý IV 2013 tiến hành bàn giao nhà cho khách hàng.

Nhưng đến thời điểm này (26-10-2012), dự án chung cư CT10 và CT11 vẫn chưa thi công xong phần móng, tức là chậm so với tiến độ ghi trong hợp đồng góp vốn ít nhất 1 năm. Không chỉ vi phạm về tiến độ thi công dự án, PVR còn bị khách hàng “tố” huy động vốn trái với Nghị định 71, hướng dẫn thi hành luật bất động sản. Theo Nghị định 71, mỗi dự án chỉ được huy động vốn góp từ khách hàng không quá 20% số lượng căn hộ. Tuy nhiên, PVR đã huy động đến hơn 60% tổng số căn hộ ngay từ cuối năm 2010. Việc PVR huy động vốn bằng hình thức “thỏa thuận góp vốn” thông qua nhiều kênh, đặc biệt là sàn bất động sản để thu chênh lệch hàng trăm triệu/1 căn hộ là hình thức huy động vi phạm nghiêm trọng Nghị định 71. Trong thỏa thuận góp vốn, các điều khoản được soạn thảo sơ sài, không thể hiện rõ quyền lợi của khách hàng, nghĩa vụ bàn giao nhà của PVR...

Hàng trăm khách hàng khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng
Hàng trăm khách hàng khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng "giải cứu". Ảnh: Ngọc Cương.

Sau khi phát hiện PVR không thi công đúng thời hạn đã cam kết, từ tháng 8-2012, hàng trăm khách hàng đồng loạt đề nghị chủ đầu tư hoàn trả lại khoản vốn đóng góp nhưng chỉ nhận được những lời hứa vòng vo từ lãnh đạo PVR. Trong buổi làm việc hiếm hoi diễn ra ngày 21-8-2012, Tổng Giám đốc Nguyễn Tuấn Anh hứa sẽ họp Hội đồng Quản trị và đưa ra câu trả lời cho khách hàng trước ngày 30-08-2012. Nhưng kể từ đó đến nay, hàng khách hàng vẫn dài cổ chờ đợi mà chưa nhận được câu trả lời thấu đáo từ phía lãnh đạo PVR.

Trong lúc đề nghị rút vốn có lối thoát, hàng trăm khách hàng đăng ký mua nhà chung cư CT10, CT11 dự án Hanoi time tower tiếp tục tiếp tục rơi vào trạng thái bất an khi 2 cổ đông lớn nhất của PVR là Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) và Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) đồng loạt tuyên bố thoái vốn khỏi PVR. Ngày 1-10-2012, Ocean Bank đăng ký bán hết 12 triệu cổ phiếu, tương đương 23% cổ phần đang lưu hành tại PVR. Mới nhất, ngày 17-10-2012, đến lượt PVX đăng ký bán 18,15 triệu cổ phiếu tại PVR, tương đương 34 % cổ phần đang lưu hành tại PVR.

Cổ đông thoái vốn ồ ạt, hàng trăm khách hàng dự án Hanoi time tower kêu cứu ảnh 4

Như vậy, số phận của cả trăm khách hàng tại dự án này sẽ tiếp tục bị mang ra “đánh cược”, phần vốn 350 - 450 triệu đồng/mỗi khách hàng cũng đối diện nguy cơ tồn đọng kéo dài theo quá trình thay đổi cổ đông của PVR. Trong lá đơn gửi đến báo Dân trí, Hội khách hàng mua chung cư CT10, CT11 yêu cầu PVR phải hoàn trả vốn vì đã không đảm bảo tiến độ. Để có số tiền góp vốn cho PVR, hàng trăm khách hàng phải chạy vạy vay mượn ngân hàng, hàng tháng đang phải oằn lưng gánh chịu khoản lãi khổng lồ.

Bức xúc về cách hành xử của PVR, đến thời điểm này đã có 3 khách hàng gồm: Trần Hải Trung, Hồ Xuân Dương, Nguyễn Hồng Minh làm đơn khởi kiện PVR ra TAND quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội để đòi lại khoản vốn đã góp mua căn hộ chung cư CT10, CT11 dự án Hanoi time Tower.

Theo Ngọc Cương
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG