Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 25/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" chủ trì phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Chủ tịch nước chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền ảnh 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Tham dự phiên họp có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban chỉ đạo; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Trưởng Ban chỉ đạo; Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo…

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, ngay sau phiên họp thứ 3, Thường trực Ban Chỉ đạo đã tập trung hoàn thiện Dự thảo Đề án. Trong đó, với tinh thần dân chủ, cầu thị, Ban Chỉ đạo đã tổ chức Hội nghị tại 3 vùng lấy ý kiến các thành ủy, tỉnh ủy; tổ chức 8 cuộc làm việc giữa Thường trực Ban Chỉ đạo với 9 cơ quan, tổ chức có liên quan.

Phát biểu tại phiên họp, các thành viên đánh giá cao Ban Chỉ đạo Đề án đã chỉ đạo xây dựng dự thảo Đề án công phu, khoa học, kỹ lưỡng; nêu được những nội dung cốt lõi từ các chuyên đề do các cơ quan chức năng được giao thực hiện. Các đại biểu cũng đề nghị tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các thiết chế và thể chế nâng cao quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tư pháp.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao các đại biểu đã tâm huyết, trách nhiệm, làm sáng rõ hơn phương thức quản lý của Nhà nước hiện nay và dài hạn, có tầm nhìn xa; thống nhất cao về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Dự thảo Đề án.

Chủ tịch nước khẳng định, quá trình xây dựng Dự thảo Đề án phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những thành tựu và kinh nghiệm thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, đặc trưng Nhà nước ta luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời bảo đảm các điều kiện để nhân dân làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, trong đó nhấn mạnh vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam và nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề án cũng nhấn việc mạnh tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng như củng cố các thiết chế để nhân dân bảo đảm quyền làm chủ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết, trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan chức năng, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học, đến nay, nhiều vấn đề khác nhau trước đây đã có sự thống nhất cao.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.