Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ châu Á Mới nổi IFC thuộc Công ty Quản lý Tài sản IFC sẽ đầu tư 52 triệu USD dưới hình thức cổ phần phổ thông vào Tập đoàn Mavin, nhằm phát triển chuỗi chăn nuôi heo bền vững.
TP - Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá thành bán ra chưa tương xứng khiến người nuôi gia cầm e ngại tái đàn heo, gà. Đó là thực trạng đang diễn ra tại Đồng Nai, thủ phủ chăn nuôi của miền Đông Nam bộ
TP - Tưởng chừng sẽ gục ngã sau khi bị tai biến, chị Phạm Thị Nhân (SN 1992) đã hồi phục một cách thần kỳ và quyết định bỏ đô thị về quê làm lại từ đầu bằng mô hình chăn nuôi gà ác lấy trứng và rất thành công.
TP - Từ đầu năm 2022 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) liên tục tăng mạnh, đưa mặt hàng này thiết lập kỷ lục nằm trong nhóm hàng có đà tăng giá nhiều nhất. Trong khi phải chi hàng chục tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu, các nhà sản xuất lại đang bỏ quên “mỏ vàng” phụ phẩm nông nghiệp trong nước.
TPO - Ngày 5/4, tại Hà Nội, Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam (còn gọi là Tầm nhìn Thế giới Việt Nam) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, giúp hỗ trợ sinh kế cho người dân tại một số địa bàn khó khăn của Việt Nam.
TPO - Năm 2022, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục định hình phát triển nền nông nghiệp trong lòng Thủ đô bằng cách tận dụng được hàm lượng trí tuệ cao nhờ nguồn lực kinh tế thành phố hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp.
Tập đoàn Mavin vừa chính thức đưa vào vận hành (Go-live) Hệ thống Phần mềm quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp SAP ERP cho ngành chăn nuôi heo – Mavin Pigfarm, sau 209 ngày triển khai dự án.
TPO - Nguyễn Hồng Sơn (sinh năm 2000), sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hiệp Hòa, Bắc Giang. Được biết đến là một người năng động, hòa đồng, nhiệt huyết, Sơn từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Phát triển khối Liên chi Hội Hội Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam khóa XV và hiện đang là Liên chi Hội trưởng Liên chi Hội Sinh viên Khoa Chăn nuôi.
TP - Do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, giá thị heo giảm sâu, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh khiến các hộ chăn nuôi thua lỗ nặng, nhiều hộ phải ngưng tái đàn. Nhiều người cho rằng, cuối năm sẽ thiếu thịt cung cấp cho thị trường.
TP - Theo các chuyên gia, thông tin có 8 triệu con lợn đang tồn đọng tại các trang trại, hộ chăn nuôi đã kéo theo tình trạng người dân bán tống, bán tháo.
TPO - Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương kiểm soát chặt nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm, đồng thời điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thịt lợn để hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước.
TPO - Đối với những khu vực kiểm soát dịch bệnh, các tỉnh cần có phương án để doanh nghiệp hoạt động trở lại, cho phép mở cửa đối với các hoạt động ăn uống, dịch vụ. Lúc đó sức tiêu thụ sẽ tăng hơn. Ngoài ra, các địa phương nghiên cứu mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối, tạo điều kiện cho xe chở gia cầm của người dân lưu thông thuận tiện.
TPO - Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối tháng 9, ngành chăn nuôi có thể hồi phục trong tháng tiếp theo. Nhưng dịch bệnh kéo dài hơn, nguồn cung sẽ giảm khoảng 20% đến Tết Nguyên đán, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lưu ý.
TP - Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, nhiều hộ phải bán sớm cắt lỗ, vì càng nuôi càng lỗ. Ngành chăn nuôi đang rơi vào cảnh khó khăn chồng chất, kể từ sau đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi năm 2019.
TPO - Thành phố Chí Linh (Hải Dương) có hơn 600 hộ chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap ở các xã Bắc An, Bến Tắm, Lê Lợi, Hoàng Tiến, Hoàng Hoa Thám... Tổng số đàn gà đến kỳ xuất bán khoảng trên 700 nghìn con, nhưng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19.
TPO - Sinh ra và lớn lên ở “thành phố bên Sông Đà” – Hòa Bình, Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 1999) luôn chăm chỉ học tập và 12 năm liền là học sinh khá, giỏi, rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào.
Dù chịu nhiều áp lực do dịch bệnh, nhưng nhiều chuỗi liên kết trong chăn nuôi đã phát huy hiệu quả trong việc cung ứng nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, trong đó có mặt hàng thịt lợn.
Theo Bộ NN&PTNT, nhờ áp dụng chăn nuôi theo chuỗi khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy trình kiểm soát an toàn sinh học chặt chẽ, nhiều cơ sở chăn nuôi lớn đã bảo vệ và phát triển được đàn lợn trước sự bủa vây của dịch tả lợn châu Phi, tăng nguồn cung thịt và các sản phẩm chế biến đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, nhất là dịp Tết sắp tới.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đến tháng 11/2020, tổng đàn lợn cả nước đạt khoảng 26,1 triệu con, tương đương với 85% đàn lợn khi chưa có xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Hiện nhiều doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, phân phối lớn đã chuẩn bị nguồn cung thịt lợn và các loại thực phẩm chế biến đáp ứng nhu cầu dịp Tết sắp tới.
Có nhiều mô hình chăn nuôi lợn một cách hiệu quả với việc tăng cường áp dụng triệt để các biện pháp an toàn sinh học để thoát khỏi những “cơn bão” dịch tả lợn châu Phi, trong đó điển hình là các mô hình của Tập đoàn Quế Lâm được cho là giải pháp của chăn nuôi nông hộ.
TPO - Theo Bộ NN&PTNT, năm 2020, dù bị ảnh hưởng rất lớn của đại dịch COVID-19, những xuất khẩu nông lâm thuỷ sản vẫn đạt con số kỷ lục với 41,2 tỷ USD.
Nhờ xây dựng chuỗi khép kín theo hướng an toàn sinh học từ chăn nuôi đến sản phẩm tiêu thụ, HTX Hoàng Long (Thanh Oai, Hà Nội ) không những trụ vững, tránh được “bão” dịch tả lợn châu Phi và phát triển, cung ứng nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô, nhất là dịp Tết sắp tới.
Trạm trung chuyển thịt lợn đầu tiên tại miền Bắc vừa hình thành, tạo cơ hội cho các hộ nông dân được tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng thịt lợn VietGAP. Sản phẩm thịt lợn đến tay người tiêu dùng qua mô hình này cũng được dán tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các quy trình chặt chẽ từ giết mổ, vận chuyển, đến tiêu thụ.
TPO - Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, sau 10 năm triển khai Chiến lược phát triển, chăn nuôi Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn, tăng trưởng rất nhanh, tuy nhiên cũng có lúc phải giải cứu vì không liên kết chuỗi. Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản mỗi năm trên 40 tỷ USD, nhưng “soi kính hiển vi” cũng không thấy sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu, chỉ được ít mật ong, trứng muối, lợn sữa...
TPO - Theo quy định, tất cả các phường thuộc địa bàn quận Ninh Kiều và một số nơi thuộc các quận huyện không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi; vùng nuôi chim yến nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi...
TPO - Theo Nghị quyết vừa được HĐND thành phố Hà Nội thông qua, toàn bộ 12 quận nội thành, 4 phường của Thị xã Sơn Tây, 5 thị trấn của 5 huyện sẽ không được phép chăn nuôi gia súc, gia cầm.
TP - Không ít doanh nghiệp FDI trong ngành chăn nuôi lợn đạt lợi nhuận khủng nhờ vào việc thịt lợn liên tục tăng giá trong nhiều tháng. Thậm chí có đơn vị chỉ sau 5 tháng đã vượt kế hoạch kinh doanh năm tới gần 30%.