Cần “rót” thêm nguồn lực vào miền núi phía Bắc để rút ngắn giàu- nghèo

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần ưu tiên nguồn lực cho khu vực trung du miền núi phía Bắc nhằm rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo với khu vực khác.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, cần ưu tiên nguồn lực cho khu vực trung du miền núi phía Bắc nhằm rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo với khu vực khác.
TPO - Theo lãnh đạo Bộ KH&ĐT, 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc chỉ có khoảng 30.000 doanh nghiệp, con số khiêm tốn so với 700.000 doanh nghiệp trên cả nước. Cần phải có chính sách để tăng nguồn lực cho khu vực này, trong đó hạ tầng giao thông là cốt lõi, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu nghèo với các khu vực khác.

Chiều 15/5, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị Ban Chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/T (ngày 1/7/2004) của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020.

Tham dự hội nghị có Bí thư tỉnh ủy các tỉnh vùng trung Du và miền núi phía Bắc, lãnh đạo ban, bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, trung du và miền núi Bắc bộ là vùng có vị trí về địa kinh tế, chiến lược, chính trị, văn hóa-xã hội và dân tộc đặc biệt quan trọng, là vùng “phên dậu” của Tổ quốc; được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Đây cũng là vùng có vai trò định đối với môi trường sinh thái của hầu hết các địa phương khu vực Bắc bộ.

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 37, các địa phương và toàn vùng đã đạt được một số kết quả quan trọng trên tất cả các mặt; diện mạo của vùng có nhiều đổi mới và thay đổi khá căn bản.

Tuy nhiên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan về điều kiện về tự nhiên, hạ tầng, giáo dục, y tế, nguồn nhân lực…, các kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết 37 cũng như mong mỏi của nhân dân và các địa phương trong vùng. Đến nay vùng trung du và miền núi Bắc bộ vẫn là vùng nghèo và khó khăn nhất của cả nước.

Theo ông Nguyễn Đức Trung, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, thực tế thời gian qua, nguồn lực đầu tư cho 14 tỉnh miền núi phía Bắc thuộc nhóm cao nhất cả nước, tương đương với các tỉnh miền miền Trung.

Tuy nhiên, 14 tỉnh khu vực này đều có trình độ kinh tế thấp và gần như  không có nguồn thu, ngân sách của tỉnh chủ yếu từ Trung ương rót xuống. Do vậy, phần cân đối để đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng gần như không có, trong khi các phương khu vực trên giao thương chủ yếu bằng đường bộ.

Cũng theo ông Trung, việc thu hút đầu tư may chăng chỉ được Thái Nguyên, 13 tỉnh còn lại thấp nhất. Tính cả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn tư nhân… tổng cả vùng là 16 tỷ USD, nhưng  riêng Thái Nguyên đã chiếm 8 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp cũng khiêm tốn, khi toàn cũng chỉ có khoảng 30.000 doanh nghiệp, trong tổ số 700 nghìn doanh nghiệp trên cả nước.

Từ những kết quả đạt được của Nghị quyết 37 cũng như những khó khăn tồn tại vùng đang phải đối mặt, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đề nghị cần nghiên cứu đề xuất Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết mới, khả thi, căn cơ và sát thực hơn, nhận diện và giải quyết các “nút thắt” để giúp vùng phát triển trong thời gian tới.

Ông Bình cũng cho rằng, Việt Nam còn nhiều nguồn lực trong xã hội, nhưng bảo là thu hút đầu tư tư nhân cho vùng núi phía Bắc rất khó. Do vậy, cần ưu tiên nguồn lực cho khu vực này, với mục tiêu rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo với khu vực khác.

“Chúng ta không đặt vấn đề Tây Bắc là “đầu tàu”, hay là “động lực tăng trưởng”, mà cần nhìn thẳng vào sự thật, đặt vấn đề trong bối cảnh chung làm sao Tây Bắc tiến lên, đáp ứng được nguyên vọng của đồng bào trong vùng và cả nước”- ông Bình nói.

Ông Bình cũng lưu ý, thời gian qua có nhiều chính sách cho khu vực này, nhưng còn có tính chất manh bún, “có chính sách nhưng không có nguồn lực đi kèm”, nên chính sách chỉ nằm trên giấy. Trong đó hạ tầng rất quan trọng với miền núi phía Bắc, đặc biệt giao thông là vấn đề cốt lõi.

Ngoài các vấn đề về văn hóa, y tế, an ninh quốc phòng…, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, cần có cơ chế đào tạo cán bộ cho Tây Bắc bài bản, căn cơ, làm nòng xây dựng đội nhân lực cho vùng, chứ như hiện nay “các cháu đỗ đại học là xuống Hà Nội luôn chứ không về với các bác nữa đâu”.

MỚI - NÓNG